CHUNG TAY NGĂN CHẶN THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ XÂM NHẬP VÀO HỌC ĐƯỜNG

Thứ năm - 15/12/2022 23:56 74
CHUNG TAY NGĂN CHẶN THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ XÂM NHẬP VÀO HỌC ĐƯỜNG
Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá điện tử hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên, vai trò của gia đình trong đó bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
NHẬN DIỆN DẤU HIỆU TRẺ SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
Thường xuyên quan tâm sát sao đến những biểu hiện lạ ở con mình như những dấu hiệu bất thường về sức khỏe: các biểu hiện hô hấp như ho, hụt hơi, khó thở vì trong thuốc lá điện tử có một số chất có hại cho phổi; Trẻ hay có biểu hiện lo âu, cáu gắt, thậm chí trẻ có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm.
Thuốc lá điện tử đa dạng về kích thước và hình dáng, do vậy có thể xuất hiện dưới dạng ống, USB,… Nếu cha mẹ tìm thấy những vật thể có hình dáng bất thường trong nhà, thì có thể đưa đến bệnh viện để kiểm tra.
Thuốc lá điện tử thường có mùi hoa quả hấp dẫn trẻ. Những mùi phổ biến là mùi cam, bạc hà, chanh, Nếu cha mẹ ngửi thấy những mùi hương bất thường trong nhà, có thể đó là dấu hiệu của việc trẻ dùng thuốc lá điện tử.
Trẻ có xu hướng lén lút sử dụng cùng với bạn bè, do vậy, cha mẹ nên để ý khi trẻ có buổi đi chơi đáng ngờ, tham gia chơi cùng nhóm bạn mới, nhắn tin hay trò chuyện bí mật.
BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA CON MÌNH
Bố mẹ cần chú ý dành thời gian quan tâm, lắng nghe trẻ và giám sát trong các hoạt trong cuộc sống của trẻ trên cơ sở tôn trọng tránh dẫn đến các hành vi chống đối do bị áp đặt.
Phối hợp nhà trường để tìm hiểu thêm sinh hoạt, mối quan hệ của trẻ để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cần liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được thăm khám và điều trị sớm.
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG NGĂN CHẶN THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ XÂM NHẬP VÀO HỌC ĐƯỜNG
Vai trò giáo dục của nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để trẻ vị thành niên không bị sa đà vào những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội. Do đó, nhà trường cần giáo dục học sinh nhận thức được các chất gây nghiện và các tác hại do sử dụng chất gây nghiện. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa để giải tỏa căng thẳng sau giờ học.
Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng chất gây nghiện ở học sinh: nguồn cung cấp, đối tượng sử dụng để tránh nguy cơ sử dụng rộng rãi tại trường học.


 
Nguồn tin: Dạ Thảo:

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay9,048
  • Tháng hiện tại229,835
  • Tổng lượt truy cập2,849,083
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây