Điểm tin văn bản mới nổi bật tuần 27 Năm 2022 (Từ ngày 27/6 đến ngày 03/7/2022):

Thứ hai - 04/07/2022 21:16 94
  1. Nội dung dữ liệu về thuế khi chuyển nhượng BĐS trong dự án
Ngày 29/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2022/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Theo đó, thông tin, dữ liệu về thuế đối với hoạt động chuyển nhượng một số loại bất động sản được quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều 12 Nghị định 44/2022/NĐ-CP bao gồm:
- Tổng số thuế thu được từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
- Tổng số giao dịch chuyển nhượng, mua bán bất động sản trên địa bàn.
- Tổng giá trị giao dịch chuyển nhượng, mua bán bất động sản trên địa bàn.
Cụ thể, các loại bất động sản quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều 12 Nghị định 44/2022/NĐ-CP (quy định về thông tin, dữ liệu về dự án bất động sản) bao gồm:
- Nhà ở riêng lẻ (biệt thự, nhà liền kề).
- Căn hộ chung cư để ở.
- Đất để xây dựng nhà ở (theo hình thức phân lô, bán nền).
Nghị định 44/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2022 và thay thế Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015.
  1. Tiếp tục phân bổ kế hoạch vốn đầu tư NSNN năm 2022 đến ngày 28/6
Ngày 28/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 80/NQ-CP về việc phân bổ, cắt giảm, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Theo đó, Chính phủ cho phép các bộ, cơ quan, địa phương được tiếp tục phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 đến ngày 28/6/2022.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan trung ương, địa phương liên quan báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, điều chỉnh số vốn ngân sách trung ương năm 2022 đến ngày 28/6/2022 chưa phân bổ hết theo quy định.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương báo cáo kết quả phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán, xây dựng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2023 của các địa phương theo đúng quy định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân chậm trễ và không hoàn thành việc phân bổ chi tiết, giải ngân vốn đầu tư công do nguyên nhân chủ quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2022.
Chi tiết tại Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 28/6/2022.
  1. Tiêu chí về thông tin, truyền thông của xã nông thôn mới nâng cao
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Quyết định 1127/QĐ-BTTTT công bố các chỉ tiêu thuộc tiêu chí thông tin và truyền thông của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đó, một trong những tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội.
Với tiêu chí này, xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt ít nhất 50% tổng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã.
- Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin đạt tối thiểu 80% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và 100% đối với các xã còn lại;
- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản đạt: tối thiểu 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và 70% đối với các xã còn lại;
- 100% sản phẩm OCOP của xã được giới thiệu, quảng bá trên nền tảng sàn thương mại điện tử;
- 100% hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ
Xem thêm tại Quyết định 1127/QĐ-BTTTT có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 441/QĐ-BTTTT ngày 28/3/2017.
  1. Điểm mới về kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của công chức hành chính
Ngày 28/6/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 06/2022/TT-BNV sửa đổi Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.
 Theo đó, có sự thay đổi trong tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với các ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp chuyên ngành hành chính như sau:
- Đối với ngạch chuyên viên cao cấp:
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
(Hiện hành, yêu cầu sử dụng ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4)
- Đối với ngạch chuyên viên chính:
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm
(Hiện hành, yêu cầu sử dụng ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3)
- Đối với ngạch chuyên viên:
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm
(Hiện hành, yêu cầu sử dụng ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3)
Thông tư 06/2022/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/8/2022 sửa đổi Thông tư 2/2022/TT-BNV.
  1. Hướng dẫn thanh toán học phí theo phương thức không dùng tiền mặt
Đây là nội dung tại Công văn 2741/BGDĐT-KHTC ngày 29/6/2022 hướng dẫn thanh toán học phí theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt do Bộ GD&ĐT ban hành.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT đề nghị, các Bộ, ngành, địa phương quán triệt đến các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện thanh toán học phí theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
- Đối với các khoản thu học phí, lệ phí tuyển sinh và các khoản thu khác cần khẩn trương phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán và các đơn vị liên quan để triển khai việc thu học phí, lệ phí tuyển sinh và các khoản thu khác bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể:
+ Trang bị sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tích hợp sẵn sàng module thanh toán trong phần mềm quản lý trường học, cơ sở giáo dục;
+ Phối hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán thống nhất mẫu thông tin thanh toán không dùng tiền mặt đối với học phí và các khoản thu dịch vụ giáo dục có tối thiểu các trường thông tin sau để tạo thuận lợi đối với việc xử lý:
(1) Họ và tên người trả tiền;
(2) Họ và tên người thụ hưởng;
(3) Lý do thanh toán;
(4) Mã/số hóa đơn thanh toán;
+ Bố trí đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh, học sinh, sinh viên và các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán học phí và các dịch vụ giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho người học và gia đình người học;
Tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng số lượng và giá trị thanh toán của cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Triển khai ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin để kết nối, tích hợp dữ liệu với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán, cung cấp cho người học các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trên điện thoại di động.
Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, trong đó lưu ý đến việc làm chủ dữ liệu và bảo mật thông tin riêng tư.
Chi tiết tại Công văn 2741/BGDĐT-KHTC ngày 29/6/2022.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay3,861
  • Tháng hiện tại86,240
  • Tổng lượt truy cập2,947,240
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây