Điểm tin văn bản mới nổi bật tuần 36 Năm 2022 (Từ ngày 29/8 đến ngày 04/9/2022):

Thứ hai - 05/09/2022 22:47 78
  1. Quyền của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
Nội dung này được đề cập tại Nghị định 58/2022/NĐ-CP đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 31/8/2022.
Theo đó, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có các quyền sau đây:
- Hưởng các quyền lợi, ưu đãi về thuế, nhập khẩu hàng hóa và giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tiếp nhận ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam qua tài khoản theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Được khen thưởng về thành tích thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tự chấm dứt hoạt động khi không có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam;
- Mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tại NH thương mại, chi nhánh NH nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho mục đích triển khai các chương trình, dự án, phi dự án hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nghị định 58/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/11/2022 và thay thế Nghị định 12/2012/NĐ-CP ./.
  1. Khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Đây là nội dung tại Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 30/8/2022 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2022 do Chính phủ ban hành.
Theo đó, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến 4 dự án Luật lớn, phức tạp, tác động lớn đến phát triển KT - XH, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân, nhất là dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Cụ thể, việc sửa đổi Luật Đất đai là nhiệm vụ quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và đời sống nhân dân; nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng, cụ thể hóa chính sách bảo đảm đồng bộ, khả thi, hiệu quả.
Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đất đai tiếp tục quán triệt các quan điểm, yêu cầu sau:
Thứ nhất, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao;
Kế thừa hiệu quả các quy định hiện hành, kiên quyết tháo gỡ nút thắt trong quản lý, sử dụng đất, tạo không gian mới, động lực cho phát triển, bảo đảm an ninh quốc phòng; giảm tối đa thủ tục hành chính;
Thứ hai, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này là sửa đổi toàn diện có tác động đến nhiều Luật khác trong hệ thống pháp luật;…
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương để địa phương chủ động, phát huy trách nhiệm trong phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tế của từng địa phương gắn với trách nhiệm, thẩm quyền được giao;…
Chi tiết tại Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 30/8/2022.
  1. Thủ tướng yêu cầu có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm
Đây là nội dung tại Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 31/8/2022 về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông.
Theo đó, để tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng mầm non, phổ thông, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phồi hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo giáo viên, có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo, khuyến khích đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm từng địa phương, từng vùng miền.
- Nghiên cứu đề xuất chính sách ưu tiên cho giáo viên vùng sâu vùng xa, những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, bảo đảm hợp lý, không dàn trải.
- Chỉ đạo các địa phương tăng cường trách nhiệm quản lí nhà nước về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương, tài liệu tham khảo theo đúng quy định;
- Có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi cho học sinh trước khi năm học mới bắt đầu.
Chi tiết tại Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 31/8/2022.
  1. Bổ sung quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa ký ban hành Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
Theo đó, Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT bổ sung một số điểm mới, đơn cử như sau:
- Trường hợp có thống nhất giữa Cục Thú y và cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật điện tử thì sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử.
- Bổ sung Dịch tả lợn Châu Phi vào danh mục các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật.
- Sửa đổi, bổ sung một số biểu mẫu của Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT ).
- Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng quy định đối với hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ.
Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 06/10/2022.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay1,915
  • Tháng hiện tại84,294
  • Tổng lượt truy cập2,945,294
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây