Anh Nguyễn Văn Thanh làm giàu từ cây nấm.

Thứ hai - 13/03/2023 22:11
Anh Nguyễn Văn Thanh làm giàu từ cây nấm.
Tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ sinh học – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, trải qua nhiều công việc khác nhau, năm 2016 khi đang làm chuyên viên Phòng Nông nghiệp phát triển Nông thôn huyện Phú Riềng, anh Nguyễn Văn Thanh, 33 tuổi, ngụ thôn 3, xã Long Hưng, huyện Phú Riềng đã quyết định nghỉ việc để theo đuổi đam mê và lập nghiệp bằng nghề trồng nấm. Không phụ người có công, đến nay cây nấm đã mang lại cho anh Thanh những thành công nhất định.
Theo anh Thanh, trong thời gian học đại học, được đi thăm quan thực tế nhiều mô hình nông nghiêp, anh đã có hứng thú đặc biệt với các trại nấm, bắt đầu từ đó anh đã tìm hiểu về loài cây “thú vị” này. Sau khi ra trường mặc dù trải qua nhiều công việc khác nhau nhưng niềm đam mê về cây nấm trong anh vẫn không bao giờ mất đi.
Anh Nguyễn Văn Thanh cho biết:“Trước tiên là tôi đam mê với cây nấm, sau đó tôi thấy nó quá tiềm năng trên đất Bình Phước, phát triển được cây nấm cũng tạo được công ăn việc làm cho mọi người, tôi đầu tư vào cây nấm đến hiện tại cũng đã vào giai đoạn phát triển ổn định”.
Với nguồn vốn ban đầu là 70 triệu đồng, anh Thanh đầu tư 1 trại trồng 2 nghìn phôi nấm Linh Chi. Mặc dù thành công ở lứa nấm đầu tiên, nhưng sau đó chuyển sang trồng nấm bào ngư sám đã có những lứa thất bại. Không không nhụt trí anh Thanh đã tìm tòi, tham gia vào một số hội nhóm có cùng đam mê trông nấm trên mạng xã hội để chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm kiến thức trong sách, báo, internet và đi học hỏi thực tế tại một số trại nấm ở Thành phố Đồng Xoài và tỉnh Đồng Nai, từ đó nghiên cứu, tìm hiểu thêm về sâu bệnh, độ ẩm, môi trường sống... của cây nấm để điều chỉnh phù hợp nhằm mang lại năng xuất cao.
Anh Thanh chia sẻ: “Trong quá trình trồng thấy cây nấm rất thích hợp với khí hậu ở Bình Phước, dễ chăm sóc, tuy nhiên trồng lâu dài nhận thấy nó xuất hiện tình trạng ruồi căn phá, nấm mốc, dịch bệnh nên mình phải hiểu biết về cây nấm để xử lý theo từng giai đoạn, không để ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và năng xuất của nấm”.
Từ một trại với 2.000 phôi nấm ban đầu, đến nay anh Thanh đã phát triển quy mô lên 6 trại, mỗi năm trồng 2 vụ, mỗi vụ trồng trên 80.000 phôi nấm bào ngư xám, sản lượng khoảng 20 tấn. Đầu ra, anh bán qua mạng xã hội và đổ mối cho các chợ trong và ngoài huyện với mức giá dao động từ 40 đến 50 nghìn đồng 1kg. Đối với nấm Linh Chi mỗi năm trồng 1 vụ khoảng 2.000 phôi nấm để bán tươi và chế biến nấm khô bán lẻ cho khách hàng.
Nhận thấy ngoài việc phải phòng trừ nấm, bệnh, đảm bảo nhiệt đội, độ ẩm phù hợp, thì phôi nấm là yếu tố quan trọng quyết định sản lượng của một lứa nấm. Tuy nhiên không phải đợt nào phôi nấm nhập vào cũng đảm bảo chất lượng, vì vậy anh Thanh quyết tâm nghiên cứu, tự sản xuất phôi nấm để từng bước thực hiện nô hình trồng nấm khép kín, đồng thời cung cấp phôi nấm cho các trại trong và ngoài tỉnh có nhu cầu. Từ niềm đam mê với cây nấm, sự kiên trì bền bỉ, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, đến nay xưởng sản xuất phôi nấm của anh Thanh đã đi vào hoạt động ổn định, mỗi tháng xuất ra thị trường từ 15 đến 20 nghìn phôi nấm bào ngư xám và linh chi với giá giao động từ 4 nghìn đến 10 nghìn đồng 1 phôi, tùy số lượng. Từ đó giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động, với mức lương 8 triệu đồng mỗi tháng. Với diện tích rộng khoảng 1.000m2 gồm 6 trại nấm và một xưởng sản xuất phôi nấm, công xuất như hiện tại, mỗi năm sau khi trừ tất cả chi phí lợi nhuận anh Thanh thu về trên, dưới 400 triệu đồng.
Nói về dự định trong thời gian tới, anh Thanh cho biết:
 “Năm 2023 này tôi sẽ tập trung phát triển sản xuất phôi nấm cho các trang trại trong và ngoài tỉnh, sau đó tập trung vào nghiên cứu meo giống để hoàn thành chuỗi sản xuất khép kín, trại nấm sẽ đặt chỉ tiêu đáp ứng đủ cho các mối, và tôi đang nghiên cứu để trồng thêm nhiều loại nấm nữa như: nấm mèo, nấm rơm, nấm mối đen để đa dạng thêm các chủng loại nấm cung cấp ra thị trường”.
Thời gian qua, huyện Phú Riềng luôn quan tâm, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng, bn vững, khuyến khích các mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã để nông dân, nông thôn có một bước tiến mới. Quá trình đó, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang tính sáng tạo, hiệu quả, đã có không ít thanh niên dám nghĩ, dám làm và có được những thành công nhất định.
Anh Nguyễn Trung Trực- Phó Bí thư Đoàn xã Long Hưng cho biết:
 “Mô hình trồng nấm của anh Thanh là một mô hình kinh tế rất hiệu quả, Đoàn xã Long Hưng đã tổ chức cho các đoàn viên, thanh niên tham quan, học hỏi mô hình để có hướng khởi nghiệp và phát triển kinh tế gia đình”./.



Dành mọi tâm huyết tìm tòi, nghiên cứu và chăm sóc đến nay trại nấm của anh Thanh đã cho thu nhập ổn định.


Cơ sở sản xuất phôi nấm của anh Thanh đã giải quyết việc làm ổn định cho 6 lao động,
 

Nguồn tin: Phạm Yến:

 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
ct muc tieu qg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay187
  • Tháng hiện tại211,106
  • Tổng lượt truy cập10,118,123
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây