Công tác hòa giải ở cơ sở góp phần giữ bình yên thôn xóm

Thứ tư - 24/05/2023 23:34
Công tác hòa giải ở cơ sở góp phần giữ bình yên thôn xóm
Công tác hòa giải ở cơ sở giúp ngăn chặn, tháo gỡ những mâu thuẫn nhỏ tại các gia đình, khu dân cư là một yếu tố quan trọng để xây dựng tình làng, nghĩa xóm, đảm bảo ANTT, an toàn xã hội. Tại huyện Phú Riềng, thời gian qua hoạt động hòa giải ở cơ sở được tiến hành ngày càng hiệu quả, đi vào nền nếp, đúng với quy định của pháp luật.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều mâu thuẫn nhỏ trong đời sống xã hội nếu không được kịp thời hòa giải, để kéo dài sẽ khiến chuyện nhỏ biến thành chuyện lớn, thậm chí từ dân sự chuyển thành hình sự, rồi trở thành trọng án. Những mâu thuẫn mang tính tức thời, bộc phát, thường dẫn đến những hành động thiếu kiểm soát và không lường trước hậu quả xảy ra.
Tuy nhiên, việc phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp trong cuộc sống là không thể tránh khỏi. Để giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc, giải pháp về lâu dài là nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức “Thượng tôn pháp luật”, kỹ năng ứng xử văn minh... cho mọi người dân. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu phải tiến hành hoạt động hòa giải tốt ngay từ địa bàn cơ sở, với mục tiêu góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết cảm thông, chia sẻ trong từng gia đình và toàn xã hội.


Đội ngũ hòa giải viên tham gia tập huấn nghiệp vụ hòa giải
Nhiều năm gắn bó với công tác hòa giải cơ sở, ông Vương Ngọc Bửu Sơn, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn 6, xã Long Tân, chia sẻ: Dù nói là những vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ ở địa bàn dân cư, nhưng công việc hòa giải trong thực tế cũng khá phức tạp. Trước mỗi vụ việc, chúng tôi luôn phải bàn bạc, thảo luận kỹ để tìm ra phương án hòa giải phù hợp. Cụ thể là để cân nhắc khi nào nên chú trọng nhiều hơn tới phương diện tình cảm, còn với trường hợp nào thì phải thuyết phục chủ yếu bằng việc tuyên truyền các quy định pháp luật. Tuy nhiên, không nề hà khó khăn, chúng tôi chủ yếu đều gắn bó với công việc hòa giải bằng trách nhiệm gìn giữ tình làng nghĩa xóm, vì sự bình yên chung của khu dân cư. Có lẽ vì vậy nên bà con Nhân dân nhìn chung rất ủng hộ và tin tưởng.
Việc xây dựng đội ngũ làm công tác hòa giải ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng. Không chỉ bầu chọn từ những người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc chung của khu dân cư mà còn phải đáp ứng được yêu cầu về năng lực, nghiệp vụ hòa giải. Thời gian qua các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện đều chú trọng nâng cao chất lượng hòa giải bằng cách thường xuyên kiện toàn, tập huấn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên. Lực lượng này đã góp phần hỗ trợ chính quyền địa phương nắm bắt tốt tình hình địa bàn, không để tích tụ những vấn đề vướng mắc có thể dẫn tới các hậu quả khôn lường. Cũng từ đó giúp cho việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở nhìn chung đi vào nền nếp, thống nhất, hiệu quả trong toàn huyện tác động tích cực đến đời sống xã hội.
Đến nay, toàn huyện Phú Riềng có 82 tổ hòa giải, đạt 100% thôn có tổ hòa giải với tổng số người tham gia tổ hòa giải 538 thành viên; trong đó 82 trưởng ban công tác mặt trận tham gia tổ hòa giải. Từ đầu năm 2023 đến nay toàn huyện có 69 vụ hòa giải chủ yếu liên quan đến mâu thuẩn trong gia đình, tranh chấp đất, đường đi, trong đó có 50 vụ hòa giải thành công, 12 vụ việc chuyển cơ quan chức năng, 7 vụ việc chưa hòa giải.
Thực tế cho thấy, công tác hòa giải tại cơ sở được thực hiện có hiệu quả đã và đang góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đồng thời cũng là một kênh để đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phổ biến  trực tiếp vào đời sống Nhân dân.

Nguồn tin: Nguyễn Diễm:

 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay10,224
  • Tháng hiện tại109,877
  • Tổng lượt truy cập9,626,325
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây