Điểm tin văn bản mới nổi bật Tuần 46 Năm 2021 ( Từ ngày 15/11 đến ngày 21/11/2021)

Thứ ba - 23/11/2021 10:51
  1. Thêm chức danh có thẩm quyền xử phạt hành chính về hải quan
Có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính của hải quan tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Cụ thể, bổ sung quy định Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với:
Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế.
Bên cạnh đó, bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan gồm:
- Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền tối đa 25.000.000 đồng đối với cá nhân, 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
 + Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
 + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
  1. Trích dẫn không rõ nguồn thông tin thống kê sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 100/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
Theo đó, Nghị định sửa đổi khoản 1, Điều 13 vi phạm quy định về sử dụng thông tin thống kê. Cụ thể, phạt cảnh cáo đối với hành vi trích dẫn không ghi rõ nguồn thông tin thống kê khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm (quy định cũ phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng).
Nghị định cũng bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13: Phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đồng đối với hành vi trích dẫn không đúng nguồn thông tin thống kê khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm.
Sửa đổi khoản 1, Điều 14 vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu thống kê: Phạt cảnh cáo đối với hành vi để hư hỏng dưới 50% số lượng chỉ tiêu thông tin thống kê trong phiếu, biểu điều tra, báo cáo thống kê trong thời hạn lưu trữ theo quy định, nhưng còn khả năng khôi phục. (Quy định cũ phạt tiền từ 500.000 đồng-1.000.000 đồng).
Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 14: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi để hư hỏng từ 50% số lượng chỉ tiêu thông tin thống kê trở lên trong phiếu, biểu điều tra, báo cáo thống kê trong thời hạn lưu trữ theo quy định, nhưng còn khả năng khôi phục.
Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung Điều 17 thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
Chánh Thanh tra sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thống kê; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thống kê cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 15 triệu đồng.
Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 21 triệu đồng.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê; Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 30 triệu đồng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
  1. Quy định về chia sẻ thông tin công dân giữa các cơ sở dữ liệu
Ngày 15/11/2021, Thủ tướng ban hành Quyết định 1911/QĐ-TTg thực hiện kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Theo đó, quy định về chia sẻ thông tin công dân giữa các cơ sở dữ liệu (CSDL) như sau:
- CSDL quốc gia về dân cư chia sẻ thông tin về công dân cho CSDL quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành và Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh của các bộ, cơ quan nàng bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh để thực hiện công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- CSDL hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu về cư trú, CSDL Căn cước công dân, CSDL về y tế và CSDL chuyên ngành khác cung cấp thông tin về công dân trong CSDL quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật để bảo đảm thống nhất, đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh chia sẻ dữ liệu thông tin công dân thuộc lĩnh vực quản lý để phục vụ giải quyết TTHC và công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Việc kết nối, chia sẻ thông tin về công dân ngoài các quy định nêu trên thì thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Quyết định 1911/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày ký./.
  1. Hướng dẫn cấp GCN nghỉ việc hưởng BHXH với bệnh nhân Covid-19
Nội dung này được đề cập tại Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ ngày 19/11/2021 về việc cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với người lao động do Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) ban hành.
Theo đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận được văn bản của BHXH Việt Nam phản ánh việc một số cơ sở y tế, (bao gồm cả bệnh viện dã chiến) đã cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và giấy tờ khác để làm căn cứ hưởng BHXH đối với người lao động, chỉ định cho bệnh nhân điều trị ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám bệnh, chữa bệnh chưa đúng quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Để đảm bảo quyền lợi của người lao động và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thực hiện theo đúng quy định tại Chương IV, các mẫu quy định tại phụ lục của Thông tư 56/2017/TT-BYT.
- Một lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
- Đối với các hồ sơ, giấy tờ không theo mẫu quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT nêu trên do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp cho người lao động nghỉ ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám bệnh, chữa bệnh và cấp các giấy tờ khác mà BHXH đã tiếp nhận, đề nghị Ban Chính sách xã hội - BHXH Việt Nam phối hợp chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn người lao động hoàn thiện hồ sơ và xem xét, giải quyết chế độ BHXH theo đúng các quy định của pháp luật.
Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ ban hành ngày 19/11/2021.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay7,631
  • Tháng hiện tại289,944
  • Tổng lượt truy cập9,806,392
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây