Điểm tin văn bản nổi bật tuần 03/2023. ( Từ ngày 09/1 đến ngày 15/1/2023).

Thứ ba - 17/01/2023 22:24
Nghiên cứu dùng kinh phí công đoàn hỗ trợ NLĐ mất việc dịp Tết
Ngày 12/01/2023, Văn phòng Chính phủ có Công văn 235/VPCP-KGVX về việc Báo cáo về tình hình lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp.
Theo đó, Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm nghiên cứu sử dụng nguồn kinh phí Công đoàn để hỗ trợ đoàn viên và người lao động bị mất việc làm hoặc bị cắt giảm việc làm;
Đặc biệt là hỗ trợ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, để đảm bảo người lao động sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.
Ngoài ra, Thủ tướng còn cho ý kiến về một số nội dung sau:
- Về việc ổn định, phát triển thị trường lao động và chăm lo đời sống người lao động: các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện hiệu quả Công điện 1170/CĐ-TTg ngày 16/12/2022.
- Về việc hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, bị cắt giảm đơn hàng, việc làm: Ủy ban Quan hệ lao động cần nghiên cứu, khuyến nghị nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
- Về việc bảo đảm việc làm của người lao động trong doanh nghiệp: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan để theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề xuất biện pháp hỗ trợ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết.
Chi tiết tại Công văn 235/VPCP-KGVX ngày 12/01/2023.
2. Quy định về lập dự toán kinh phí NSNN thực hiện nhiệm vụ KH&CN
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 03/2023/TT-BTC về lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Trong đó, quy định về lập dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:
- Dự toán kinh phí của nhiệm vụ KHCN được xây dựng, thuyết minh theo hướng dẫn của Bộ KH&CN và căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật do các bộ, ngành chức năng ban hành (nếu có), định mức xây dựng dự toán quy định tại Thông tư 03/2023/TT-BTC và các chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước.
Trường hợp không có định mức kinh tế - kỹ thuật thì cần thuyết minh cụ thể chi tiết căn cứ lập dự toán.
- Tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, các tổ chức, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ KHCN căn cứ vào các nhiệm vụ được phê duyệt để lập dự toán kinh phí, tổng hợp chung vào dự toán chi sự nghiệp KHCN của các bộ, ngành, địa phương để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Thông tư 03/2023/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 26/02/2023.
3. Số lượng thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
Bộ Giáo dục-Đào tạo vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT, sửa đổi Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011.
Theo đó, số lượng thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định như sau:
Số lượng thí sinh tối đa trong đội tuyển mỗi môn thi của đơn vị dự thi Hà Nội là 12 thí sinh, của đơn vị dự thi khác là 06 thí sinh.
Nếu đội tuyển dự thi đạt số lượng thí sinh tối đa và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong 02 kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp thì được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tăng số lượng thí sinh tối đa. Cụ thể:
Đơn vị dự thi Hà Nội sẽ được xét tăng đến tối đa 20 thí sinh, đơn vị dự thi khác sẽ được xét tăng đến tối đa 10 thí sinh. 
(Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT thì chỉ những thí sinh đoạt giải trong 02 kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ thi mới là căn cứ để đội tuyển dự thi được xét tăng số lượng thí sinh tối đa.)
Lưu ý: Số lượng thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023 vẫn được giữ ổn định theo số lượng thí sinh được đăng ký tối đa trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2021-2022.
Chi tiết tại Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 21/02/2023.
4. Tiêu chuẩn, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN – GDTX).
Theo đó, tiêu chuẩn, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên, báo cáo viên của Trung tâm được quy định tại Quy chế như sau:
- Giáo viên giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định như giáo viên phổ thông tương ứng với từng cấp học.
- Giáo viên tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục, đào tạo để lấy chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo các điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
- Báo cáo viên tham gia bồi dưỡng, tập huấn các chương trình giáo dục khác của Trung tâm phải đảm bảo các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ do giám đốc Trung tâm quy định.
Trong đó, giáo viên Trung tâm bao gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng và giáo viên thỉnh giảng.
Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 22/02/2023.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay2,050
  • Tháng hiện tại206,479
  • Tổng lượt truy cập9,722,927
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây