Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh: Hội LHPN Việt Nam thúc đẩy các hoạt động công tác xã hội, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện

Thứ tư - 22/03/2023 20:57
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh: Hội LHPN Việt Nam thúc đẩy các hoạt động công tác xã hội, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện
Sáng nay (21/3), tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, đã diễn ra Diễn đàn Công tác xã hội Á-Âu lần thứ 14 với chủ đề Vai trò của Công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay.
Diễn đàn có sự tham dự của bà Tôn Ngọc Hạnh- Uỷ viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; ông Bezdetko Gennady Stepanovich- Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại CHXHCN Việt Nam; TS. Antonina Dashkina- Chủ tịch danh dự Hiệp hội Giáo dục và nhân viên Công tác xã hội Liên bang Nga; TS Nguyễn Hải Hữu- Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các trường Đào tạo nghề CTXH, cùng nhiều tổ chức, nhà khoa học trong nước và quốc tế về lĩnh vực Công tác xã hội.



Các đại biểu quốc tế tham gia Diễn đàn Công tác xã hội Á- Âu lần thứ 14

Diễn đàn được thực hiện bởi Học viện Phụ nữ Việt Nam, Hiệp hội Giáo dục và Nhân viên Công tác xã hội Liên bang Nga (SSOPiR), các tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực Công tác xã hội.
Diễn đàn nhằm trao đổi giữa các nhà khoa học, người thực hành công tác xã hội về những vấn đề nảy sinh trong bối cảnh hiện nay và bàn luận về vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Từ đó, tìm ra những luận cứ khoa học và thực tiễn cho các giải pháp trong việc hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội, bảo vệ các nhóm đối tượng yếu thế, đồng thời xây dựng và phát triển các mô hình dịch vụ công tác xã hội, tạo môi trường sống an toàn cho người dân, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội Việt Nam.


Diễn đàn nhằm trao đổi giữa các nhà khoa học, người thực hành công tác xã hội về những vấn đề nảy sinh trong bối cảnh hiện nay

Những nội dung cụ thể được trao đổi tại Hội thảo bao gồm: Vai trò của Công tác xã hội trong hỗ trợ các nhóm yếu thế (phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt. trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi, người nghiện ma tuý, người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS…) và công tác xã hội trong các lĩnh vực trường học, y tế, phòng chống bạo lực; Thực hành và kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về hoạt động Công tác xã hội. Các kinh nghiệm, thông tin sẽ được các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia, các giảng viên và các nhà thực hành công tác xã hội chia sẻ thông qua các công trình nghiên cứu, các bài viết khoa học, các báo cáo tham luận.


Bà Tôn Ngọc Hạnh- Uỷ viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam - phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Tôn Ngọc Hạnh- Uỷ viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, trong thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030, Hội LHPN Việt Nam luôn quan tâm, ủng hộ và thúc đẩy các hoạt động công tác xã hội, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện thông qua việc nghiên cứu, đề xuất các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương. Hoạt động công tác xã hội của Hội LHPN Việt Nam không chỉ hướng tới giải quyết các vấn đề thuộc về cá nhân, gia đình và cộng đồng mà còn hỗ trợ, phát triển khai thác các tiềm năng, phát huy vai trò hạt nhân của mỗi con người hướng tới sự bền vững và tiến bộ xã hội bằng các nội dung hoạt động cụ thể, thiết thực như: Triển khai Chương trình "Mẹ đỡ đầu" đã vận động, kết nối, hỗ trợ, đỡ đầu cho 16.612 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 2.991 trẻ mồ côi do Covid-19 với tổng số tiền trên 87 tỷ đồng; Chương trình "Triệu phần quà san sẻ yêu thương" cùng chung tay quyên góp, ủng hộ gần 298 tỷ đồng, tương đương 992.500 phần quà hỗ trợ an sinh xã hội cho phụ nữ, trẻ em và người dân cả nước vượt qua đại dịch; Thực hiện Đề án 938 "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027": Đã có 118.279 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các một số vấn đề xã hội ưu tiên được xây dựng và nhân rộng với 2.455.243 thành viên tham gia mô hình Thành phố thân thiện, làng quê an toàn cho phụ nữ trẻ em; xây dựng Đề án tổng đài quốc gia hỗ trợ phụ nữ; thí điểm Trung tâm tư vấn một điểm dừng; phát triển mô hình tham vấn học đường; xây dựng Trung tâm tư vấn pháp luật online…. Triển khai thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch", "gia đình 5 có 3 sạch" và vun đắp giá trị gia đình Việt Nam gắn với thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới trên cơ sở phát huy tính chủ động của hộ gia đình, vai trò nòng cốt của phụ nữ, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030… Thông qua các hoạt động, Hội LHPN Việt Nam kịp thời phát hiện, lên tiếng, bênh vực, bảo vệ, giúp đỡ và kiến nghị giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.


Các đại biểu quốc tế trao đổi tại Diễn đàn

Bà Tôn Ngọc Hạnh khẳng định, Diễn đàn được tổ chức nhằm ghi nhận sự cố gắng, kiên trì của những người làm công tác xã hội; ghi nhận sự tận tâm, thấu cảm của những con người vì lợi ích của cộng đồng, vì tiến bộ và công bằng xã hội. Diễn đàn còn thể hiện sự gắn kết bền chặt giữa hai châu lục Á - Âu trong nỗ lực chung giúp người dân phòng ngừa và ứng phó với rủi ro xảy ra trong cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, ngay sau Diễn đàn, với các kinh nghiệm và chia sẻ quý báu của các chuyên gia, để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030, Hội LHPN Việt Nam tiếp tục thực hiện các hoạt động:
1. Phát huy các thế mạnh, tập trung nguồn lực thực hiện các hoạt động chăm lo, hỗ trợ, tham gia giám sát, phản biện xã hội và đề xuất các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến nhu cầu thiết thân của phụ nữ, đặc biệt là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, góp phần vào sự phát triển công bằng, bình đẳng và bảo đảm an sinh cho xã hội.
2. Tăng cường hợp tác, kết nối với các đơn vị, tổ chức quốc tế; xã hội hoá để đẩy mạnh hơn nữa nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động công tác xã hội.
3. Đối với Học viện Phụ nữ Việt Nam: Trong quá trình giảng dạy, cần xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, dự báo xu thế phát triển của xã hội để đề xuất, thử nghiệm các mô hình công tác xã hội mới, đặc thù, phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt các nhóm đối tượng yếu thế/yếu thế kép (vừa nghèo vừa bị bạo lực; khuyết tật…) và nhóm thuộc diện xu hướng tính dục thiểu số (đồng tính)…; Quan tâm mở rộng mối quan hệ hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học, các tổ chức tham dự Diễn đàn và Hội thảo.
Hội thảo cũng lắng nghe những trao đổi từ phía các nhà khoa học quốc tế đến từ các quốc gia khác nhau như Nga, Anh, Hàn Quốc, Philippine, Singapore, HongKong, Malaysia, Ấn Độ, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Belarus… nhằm học hỏi kinh nghiệm các nước trong việc xây dựng các mô hình dịch vụ công tác xã hội đối với các nhóm, các lĩnh vực đặc thù một cách hiệu quả.


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn Công tác xã hội Á- Âu lần thứ 14
Nguồn tin: Vương Liên Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
ct muc tieu qg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay796
  • Tháng hiện tại92,072
  • Tổng lượt truy cập10,288,520
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây