Điểm tin văn bản mới nổi bật tuần 34 Năm 2022 (Từ ngày 15/8 đến ngày 21/8/2022):

Thứ hai - 22/08/2022 21:13
  1. Quy định về dữ liệu trên không gian mạng phải lưu trữ tại Việt Nam
Ngày 15/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng.
Theo đó, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải thực hiện lưu trữ những dữ liệu sau tại Việt Nam (hình thức lưu trữ sẽ do doanh nghiệp quyết định):
- Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;
- Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: tên tài khoản, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu;
- Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng dịch vụ kết nối hoặc tương tác.
Thời gian lưu trữ dữ liệu bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu; thời gian lưu trữ tối thiểu là 24 tháng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng 2018 thì các doanh nghiệp nêu trên khi có các hoạt động sau phải thực hiện lưu trữ dữ liệu theo quy định:
- Thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân;
- Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ;
- Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra.
Nghị định 53/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022.
  1. Lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng
Ngày 15/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 104/NQ-CP về lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng.
Theo đó, Chính phủ đồng ý lộ trình tăng số lượng vắc xin của Bộ Y tế như sau:
- Đưa vắc xin phòng bệnh do vi rút Rota từ năm 2022, vắc xin phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vắc xin phòng bệnh ung thư cổ từ cung từ năm 2026 và vắc xin phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030.
- Phạm vi và số lượng thụ hưởng theo đề xuất của Bộ Y tế.
- Trong trường hợp huy động được nguồn viện trợ, hỗ trợ trong nước hoặc được bổ sung ngân sách nhà nước thì Bộ Y tế có thể quyết định thực hiện lộ trình này sớm hơn.
Ngoài ra, Chính phủ cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mua vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao khác nhằm khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng phòng bệnh.
Chi tiết tại Nghị quyết 104/NQ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.
  1. Nội dung chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện xây dựng nông thôn mới
Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký ban hành.
Theo đó, nội dung chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:
- Chi đào tạo, tập huấn, bồi dương nâng cao năng lực;
- Chi thông tin, tuyên truyền; phổ biến giáo dục pháp luật;
- Chi xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn; sổ tay nghiệp vụ và các loại sổ, sách khác phục vụ hoạt động của các nội dung, nội dung thành phần;
- Chi ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn các nội dung thuộc Chương trình;
- Chi dịch, hiệu đính tài liệu phục vụ hoạt động chuyên môn của từng nội dung;
- Chi thuê chuyên gia trong nước và tổ chức tư vấn độc lập phục vụ hoạt động chuyên môn của từng nội dung, nội dung thành phần;
- Chi điều tra, khảo sát, đánh giá, thống kê nội dung chuyên môn của từng nội dung, nội dung thành phần;
- Chi tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; sơ kết, tổng kết, hội thảo, các hoạt động mang tính chất nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động chuyên môn của từng nội dung, nội dung thành phần;
- Chi vận chuyển thuốc, hàng hóa, trang thiết bị, vật tư, gửi thông báo kết quả phục vụ hoạt động chuyên môn của từng nội dung, nội dung thành phần;
- Chi thuê người dẫn đường kiêm phiên dịch tiếng dân tộc hoặc ngôn ngữ ký hiệu;...
(Trước đây, Thông tư 43/2017/TT-BTC chỉ quy định 05 nội dung chi chung)
Thông tư 53/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/8/2022 và thay thế Thông tư 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017, Thông tư 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019.
  1. Hướng dẫn tính chi trả chế độ phụ cấp chống dịch cho nhân viên y tế
Ngày 15/8/2022, Bộ Y tế có Công văn 4632/BYT-KHTC về chế độ phụ cấp chống dịch theo Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021.
Theo đó, Bộ Y tế có ý kiến về việc hướng dẫn chi chế độ phụ cấp chống dịch COVID-19 như sau:
- Mức chi trả chế độ phụ cấp phòng chống dịch quy định tại Quyết định 73/QĐ-TTg ngày 28/12/2011, Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021, Nghị quyết 145/NQ-CP ngày 19/11/2021 được chi trả theo ngày thực tế làm việc không tính theo giờ làm việc hoặc tính theo số lượng mẫu xét nghiệm.
- Đối với việc chi trả chế độ phụ cấp chống dịch cho cán bộ, nhân viên gián tiếp phục vụ công tác điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (như bộ phận hành chính, cấp dưỡng, lái xe, hậu cần, bảo vệ):
Đề nghị Sở Y tế áp dụng mức phụ cấp 150.000 đồng/người/ngày, quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021.
- Đối với chi trả chế độ phụ cấp chống dịch cho cán bộ, nhân viên y tế trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc COVD-19, nghỉ mắc COVID-19 và vừa tham gia thường trực 24/24 giờ tại các Bệnh viện dã chiến thực hiện chi trả cả 2 chế độ gồm:
+ Chi trả phụ cấp chống dịch theo Khoản 1, Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021;
+ Chi trả chế độ thường trực 24/24 giờ theo quy định tại Điều 2, Quyết định 73/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Chi tiết tại Công văn 4632/BYT-KHTC ngày 15/8/2022.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
ct muc tieu qg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập270
  • Hôm nay7,746
  • Tháng hiện tại218,665
  • Tổng lượt truy cập10,125,682
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây