Điểm tin văn bản mới nổi bật tuần 45 Năm 2022 (Từ ngày 31/10 đến ngày 06/11/2022):

Thứ hai - 07/11/2022 23:37
  1. Mục tiêu đề án phát hiện bồi dưỡng, phát huy tài năng trẻ Việt Nam
Ngày 01/11/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 1314/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030".
Theo đó, mục tiêu cụ thể của Đề án "Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030" như sau:
- Hằng năm, tối thiểu 70% thanh niên được cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách, các hoạt động phát hiện, bồi dưỡng, phát huy tài năng trẻ trên các lĩnh vực.
- Đến năm 2030, sau khi được phát hiện tôn vinh, tối thiểu 60% tài năng trẻ được bồi dưỡng, tham gia các hoạt động chia sẻ tri thức, hỗ trợ cộng đồng, tham gia phát triển kinh tế - xã hội do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ngành, địa phương tổ chức.
- Đến năm 2030, tối thiểu 80% cán bộ Đoàn các cấp, trong đó 100% cán bộ Đoàn phụ trách công tác tài năng trẻ được tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ.
- Hằng năm, 100% các tỉnh, thành Đoàn theo dõi, cập nhật cơ sở dữ liệu tài năng trẻ của địa phương và thực hiện kết nối, phát huy hiệu quả tài năng trẻ.
- Đến năm 2025, cập nhật, khai thác hiệu quả dữ liệu 10.000 tài năng trẻ Việt Nam trong và ngoài nước; đến năm 2030, cập nhật, khai thác hiệu quả dữ liệu của 30.000 tài năng trẻ trên Hệ thống cơ sở dữ liệu Tài năng trẻ Quốc gia.
- Đến năm 2025, xây dựng, vận hành Mạng lưới tài năng trẻ Việt Nam toàn cầu và Công viên số Tài năng trẻ Quốc gia.
Quyết định 1314/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
  1. Đề xuất chính sách thu hút người làm công tác thư viện phục vụ thiếu nhi
Ngày 01/11/2022, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg về việc đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.
Theo đó, để phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Tài chính:
-  Nghiên cứu việc đề xuất chính sách khuyến khích, thu hút phù hợp cho người làm công tác thư viện phục vụ thiếu nhi, nhất là tại miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Thư viện; triển khai các văn bản liên quan đến phát triển văn hóa đọc; xây dựng xã hội học taajo và học tập suốt đời, trong đó chú trọng đến thiếu nhi;
-  Rà soát, nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để thúc đẩy phòng trào chủ động đọc, trọng tâm là nâng cao kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin;
-  Xây dựng khung tài liệu hướng dẫn với đặc thù của tối tượng thiếu nhi;
-  Tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thư viện;
-  Phát triển mô hình " Gia đình đọc sách-Gắn kết yêu thương".
Chi tiết tại Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 01/11/2022.
  1. Danh mục dịch vụ viễn thông công ích bắt buộc và phổ cập
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư 14/2022/TT-BTTTT, quy định danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025.
Theo đó, dịch vụ viễn thông công ích bao gồm dịch vụ viễn thông bắt buộc và dịch vụ viễn thông phổ cập.
- Dịch vụ viễn thông bắt buộc, bao gồm:
+ Dịch vụ viễn thông phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn;
+ Dịch vụ viễn thông di động hàng hải phục vụ các sự kiện tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
+ Dịch vụ viễn thông phục vụ liên lạc khẩn cấp đến các số 113, 114 và 115.
- Dịch vụ viễn thông phổ cập, bao gồm:
+ Dịch vụ viễn thông cố định mặt đất (bao gồm dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất và dịch vụ truyền số liệu);
+ Dịch vụ viễn thông di động mặt đất (bao gồm dịch vụ điện thoại, dịch vụ truy cập Internet băng rộng, dịch vụ nhắn tin);
+ Dịch vụ viễn thông di động hàng hải phục vụ liên lạc cho ngư dân trên tàu, thuyền Việt Nam đánh bắt hải sản trên biển.
Chi tiết tại Thông tư 14/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.
  1. Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
Ngày 03/11/2022, Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN Quy định về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Theo đó, trình tự tổ chức theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán như sau:
- Thu thập, tổng hợp thông tin về kết luận, kiến nghị kiểm toán và tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, bao gồm:
+ Phân công bộ phận giúp việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị kiểm toán;
+ Trả lời bằng văn bản đối với báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán;
+ Đôn đốc hoặc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán;
+ Xử lý khiếu nại, kiến nghị về kết luận, kiến nghị kiểm toán.
(Hiện nay quy định bao gồm: đôn đốc hoặc kiểm tra việc thực hiện; xử lý khiếu nại, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán về kết luận, kiến nghị kiểm toán).
- Thực hiện cập nhật và thiết lập cơ sở dữ liệu về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán (Quy định mới)
- Tổng hợp, báo cáo kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN có hiệu lực ngày 18/12/2022, thay thế Quyết định 07/2016/QĐ-KTNN ngày 14/12/2016.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay362
  • Tháng hiện tại117,372
  • Tổng lượt truy cập9,633,820
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây