Phải giúp học sinh, sinh viên miễn nhiễm với “diễn biến hòa bình”

Thứ tư - 07/09/2016 21:17

 

Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh và tư duy của con người. Dạy lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành ở các em lòng tự hào về tổ tiên, ông cha và Tổ quốc, để từ đó các em thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn. Gần đây, cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh, ở một số tỉnh, thành phố, ngành giáo dục đã lồng ghép những kiến thức cơ bản chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” trong tiết dạy lịch sử địa phương và những môn học khác.
Cùng với lịch sử, giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh là một trong những môn chính khóa trong chương trình giáo dục, đào tạo từ bậc trung học phổ thông đến đại học. Qua đó góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, giúp các em học sinh, sinh viên hiểu biết một số nội dung cơ bản về quốc phòng - an ninh; trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, trong đó có “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, ly khai; có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng - an ninh của Đảng và Nhà nước ta... Thông qua môn Lịch sử, bằng sự khéo léo, giáo viên có thể giúp học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về sự hình thành, các giai đoạn phát triển của chiến lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”. Đồng thời, đưa ra các ví dụ cụ thể để minh họa cho những âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động và tác hại của chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam. Bước đầu, việc lồng ghép những kiến thức cơ bản của chiến lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” vào trường học đã đạt thành công nhất định.

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, trong đó có ngành tuyên giáo và giáo dục - đào tạo tỉnh Bình Phước luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học môn Lịch sử, đặc biệt là lịch sử địa phương cho học sinh, sinh viên. Ngoài giảng dạy chính khóa, hiện hầu hết các trường đã lồng ghép nội dung giáo dục lịch sử địa phương trong một số môn học như Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ. Đồng thời, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa để học sinh, sinh viên tìm hiểu truyền thống tại các di tích lịch sử như: Bộ chỉ huy Miền tại Tà Thiết, sóc Bom Bo, Nhà giao tế... Các trường học còn nhận chăm sóc nhà bia tưởng niệm tại địa phương để giáo dục ý thức, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chế độ cho thế hệ trẻ. Đặc biệt, đề tài “Lịch sử tỉnh Bình Phước” (tài liệu dùng để giảng dạy tại các trường ở địa phương) do đồng chí Trần Tuyết Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm chủ nhiệm khi chuyển giao cho Trường chính trị tỉnh và ngành giáo dục - đào tạo sẽ là nguồn tư liệu quan trọng, chính thống, phục vụ tốt công tác giảng dạy, học tập lịch sử địa phương trong các trường chính trị, trung tâm chính trị và bậc học phổ thông. 

Đoàn viên, thanh niên là học sinh, sinh viên chiếm số lượng lớn trong cơ cấu dân số ở nước ta hiện nay. Đây là lực lượng rất năng động, giàu hoài bão, dễ tiếp thu các luồng thông tin, nhất là thông tin trên internet và những tư tưởng mới lạ. Tuy nhiên, khả năng phân tích, nhận định, chọn lọc thông tin của đối tượng này còn hạn chế, dễ dao động, lôi kéo, kích động dẫn đến những quyết định không chính xác, thậm chí sai lầm. Vì vậy, định hướng tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc, giúp các em nhận thức rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”... của thế lực thù địch là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Muốn làm được điều đó cần có sự vào cuộc đầy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Trước hết, tự chính ngành giáo dục - đào tạo cần cân đối lại việc phân phối chương trình dạy và học lịch sử địa phương; đầu tư trang thiết bị để tiết dạy lịch sử và lịch sử địa phương thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn; linh động lồng ghép, có chọn lọc những kiến thức cơ bản về chống “diễn biến hòa bình” trong các môn học. Giáo viên có thể linh hoạt dạy học trên lớp, tại thực địa, những “địa chỉ đỏ” và tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác, nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đặc biệt là “miễn dịch” với những luồng tư tưởng xấu, nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Nguồn tin: baochinhphu.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
ct muc tieu qg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay744
  • Tháng hiện tại211,663
  • Tổng lượt truy cập10,118,680
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây