“NGƯỜI THẦY” TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI.

Thứ năm - 17/11/2016 19:39
“Tôn sư trọng đạo” muôn đời vẫn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Trải qua hơn 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đó vẫn được bảo tồn và phát triển, người giáo viên vẫn luôn được kính trọng và ca ngợi. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vị trí, vai trò của người thầy: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục... Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hoá”. Câu nói rất đỗi giản dị nhưng càng suy ngẫm chúng ta càng thấy giá trị, tầm quan trọng của người thầy.

Trong quan niệm truyền thống, tư tưởng của ông cha ta đề cao người dạy. Vai trò người thầy chi phối mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động học của học sinh, người thầy giữ vai trò thứ hai trong cương thường “Quân, sư, phụ”.

Ngày nay, khi đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, trong đó vị trí người thầy được coi là nhân vật trung tâm của quốc sách ấy. Vì vậy, vị trí, vai trò, trọng trách của người thầy đối với nền giáo dục nước nhà càng hết sức quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước cũng như hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Sứ mệnh của người thầy hôm nay hơn lúc nào hết, rất nặng nề.

Trước xu thế triển khai thực hiện “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”. Phương pháp dạy thay đổi, từ chỗ “lấy người dạy là trung tâm” sang “lấy người học làm trung tâm” của quá trình dạy - học, đòi hỏi vai trò của người thầy bước lên một tầm cao mới, người thầy không chỉ cần có kiến thức mà còn phải có phương pháp tổ chức việc học cho học sinh. Người thầy phải trở thành người đạo diễn, kích thích sự sáng tạo, hoạt động tự học, tự rèn cho học sinh. Người thầy phải thông qua giáo dục mà đánh thức tiềm năng, khơi dậy và phát triển nội lực trong mỗi học sinh. Điều này đòi hỏi, người thầy phải có trình độ cao cả về chuyên môn và nghiệp vụ mới có thể đảm nhiệm tốt vai trò người cố vấn, người trọng tài chủ đạo trong quá trình dạy học.

Với phương châm giáo dục mới: Dạy người, dạy chữ và dạy nghề (trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy nghề), người thầy cần trở thành nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức. Người thầy của thời đại hôm nay không chỉ đóng vai trò truyền đạt cho học trò tri thức để lập nghiệp, mà còn giữ trọng trách quan trọng cùng gia đình, xã hội dạy các em cách làm người. Vì lẽ đó, người thầy cần phải thường xuyên trau dồi không chỉ trình độ chuyên môn mà còn cả về đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong và cái tâm trong sáng của mình để nêu gương cho học trò. Trong giai đoạn mới, chữ “tâm” và chữ “đạo” của nhà giáo cần phải được phát huy, giữ gìn, trau dồi và xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn trước những biến động to lớn của xã hội. Dạy học không phải chỉ bằng kiến thức mà còn phải bằng cả tấm lòng người thầy.

Thế kỷ XXI - thời đại của tri thức và khoa học công nghệ. những ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình dạy học ngày càng nhiều, các phương tiện kỹ thuật dạy học ngày càng phát triển hiện đại. Thời đại thông tin đã tạo những cơ hội mới, nhưng cũng  đặt nhà giáo trước thách thức mới. Yêu cầu người thầy “phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới”. Người thầy trong thời đại mới đòi hỏi phải có kinh nghiệm chọn nhập và xử lý thông tin, phải không ngừng cập nhật thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các hoạt động ngoài nhà trường để mở rộng tư duy, nâng cao năng lực chuyên môn và các kỹ năng xã hội trong công tác giảng dạy. ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thông qua giáo án điện tử.

Mặt khác, trước những tác động của nền kinh tế thị trường ngày càng đa chiều, phức tạp, ít nhiều đã và đang làm ảnh hưởng, vẩn đục đến hình ảnh “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.

Trước những thay đổi đó, để xứng đáng với vị trí, vai trò của mình đối với sự nghiệp “trồng người” đòi hỏi mỗi người thầy trong xã hội hiện đại phải năng động, tích cực tiếp thu những kiến thức mới, cần phải thường xuyên trau dồi không chỉ trình độ chuyên môn mà còn cả về đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong và cái “tâm” của nghề giáo. Người thầy phải có đủ sức mạnh của ý chí, bản lĩnh, tự tin và lòng nhiệt thành cách mạng để tiếp tục vượt qua những khó khăn hiện tại, có lòng can đảm để chống lại cái xấu, cái tiêu cực trong ngành, trong xã hội, để luôn là tấm gương sáng cho học trò noi theo, xứng đáng với danh hiệu Bác Hồ khen tặng: “Những “anh hùng vô danh” không tượng đồng bia đá, nhưng rất vẻ vang”.

Tác giả bài viết: Lan Anh
Nguồn tin: baochinhphu.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay7,000
  • Tháng hiện tại271,037
  • Tổng lượt truy cập9,787,485
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây