Giá trị từ mô hình khoai lang Nhật tại cao su non chưa thiết tán.

Thứ ba - 05/11/2024 09:38
Tận dụng những vườn cao su non chưa thiết tán nhiều nông dân ở các tỉnh lân cận đã về xã Long Hưng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước thuê đất trồng khoai lang Nhật. Đây là giống khoai lang được du nhập từ Nhật Bản vào Việt Nam được trồng thử nghiệm tại Lâm Đồng sau đó thu hoạch và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Hiện tại thì nhiều bà con nông dân có thể áp dụng và cung cấp sản phẩm rộng rãi trên thị trường.
Cách đây gần 1 năm nông dân Nguyễn Văn Thản ở thôn 1, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông đến xã Long Hưng huyện Phú Riềng thuê 75 ha đất trồng mới cao su của Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng để trồng sen khoai lang Nhật Bản. Anh Thản cho hay, khoai lang Nhật là loài cây dễ trồng, thả ngọn cũng có thể sống được; 1 dây trưởng thành có thể cắt làm 3 đoạn đem trồng, sau khoảng 10 ngày thì cây bén rễ. Sau khi trồng khoai lang Nhật Bản từ khoảng 20 đến 25 ngày thì tiến hành xới đất, làm sạch cỏ và kết hợp bón phân lần 2. Đồng thời vun nhẹ vào gốc cho cây khoai lang, rồi tiến hành bấm ngọn để tăng cường sinh trưởng, phát triển thân, lá giai đoạn đầu và tăng cường tích lũy chất hữu cơ. Sau đó bứt dây, làm đất để tập trung dinh dưỡng về củ. Khoảng từ 40 đến 45 ngày xới đất, làm sạch cỏ kết hợp bón phân lần 3 và vun vào gốc.
Cũng theo anh Thản, trung bình 1 ha khoai lang Nhật đầu tư vốn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc, công thu hoạch hết khoảng 50 triệu đồng. Sau 8 tháng trồng, khoai đã cho thu hoạch, 1 héc ta khoai lang cho thu khoảng 20 tấn củ; lợi nhuận thu được từ 50 đến 200 triệu đồng tùy vào giá cả; tăng khoảng 5 cho đến 6 lần so với trồng lúa rẫy và nhiều cây trồng khác. Trồng khoai tuy dễ nhưng khoai cũng hay bị sâu, nấm bệnh, chết dây, hay bị sùng. Do đó nhà nông phải phun xịt thuốc để bảo vệ thường xuyên, phần thì phòng bệnh, phần thì kích thích cho khoai ra củ.
Anh Thản cho biết: Nói chung là năng suất cao nhưng mà đặc điểm nó cũng kén đất, nó phải đất đỏ ba gian thì mới trồng được. Còn nếu mà đất đen mà pha cát là không trồng được. Sâu chủ yếu thì sâu ăn lá, sâu đục thân thôi. Sâu giải quyết thì nói chung đơn giản, sợ nhất cái bệnh, cái bệnh khoai lang nó cũng như bệnh hồ tiêu, có khi chết cả mấy héc ta, chết trắng luôn. Nấm đúng như hồ tiêu chết nhanh, nên là thuốc bệnh mà không định kỳ 1 tháng 2 lần là coi như cũng hỏng. Quan trọng nhất là cái bệnh phải phải kiểm soát được cái bệnh đó. Rồi cũng đến thời điểm là hãm dây, rồi tích củ, chứ không phải trồng như quan điểm ngày xưa của các cụ được.
Khoai lang Nhật Bản củ khá to và đều; vỏ màu đỏ, ruột vàng hoặc tím đặc biệt vị ngọt của khoai lang Nhật Bản rất đặc trưng ăn sẽ không bị lẫn với vị ngọt của các giống khoai thông thường khác. Hiện nay trên địa bàn xã Long Hưng, huyện Phú Riềng có rất nhiều diện tích cây khoai lang nhật được trồng, chủ yếu là trồng sen trong những vườn cao su non chưa khép tán.
Ông Phạm Văn Cộng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Hưng, huyện Phú Riềng đánh giá: Tận dụng được nguồn đất nhàn rỗi của nông trường Long Hưng sau khi đã tái canh các cái vườn cao su già cỗi, theo tôi đánh giá đây là 1 cái mô hình trồng khoai lang có hiệu quả kinh tế cao. Trung bình là 1 ha đất thuê diện tích đất của nông trường theo chia sẻ của anh Thản thu khoảng tầm 50 triệu đồng. Tôi thấy đây là 1 cái mô hình có hiệu quả cao cần được nhân rộng trên địa bàn xã cho cán bộ hội viên, nông dân cũng như nhân dân trên địa bàn xã.
 
 
Khoai lang Nhật cho giá trị kinh tế cao

Nguồn tin: Vũ Nguyện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay9,131
  • Tháng hiện tại258,643
  • Tổng lượt truy cập9,775,091
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây