Điểm tin văn bản nổi bật tuần 31/2023. ( Từ ngày 24/7 đến ngày 30/7/2023)

Thứ tư - 02/08/2023 22:23

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 26/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm:
- Về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia:
+ Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050:
Tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng 107 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030 và đạt 165 - 184 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2050.
Tổng cung cấp năng lượng sơ cấp 155 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030 và 294 - 311 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2050.
+ Nâng tổng mức dự trữ xăng dầu cả nước (bao gồm cả dầu thô và sản phẩm) lên 75 - 80 ngày nhập ròng vào năm 2030. Định hướng sau năm 2030, xem xét tăng dần mức dự trữ lên 90 ngày nhập ròng.
- Về chuyển đổi năng lượng công bằng:
+ Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp 15 - 20% năm 2030 và khoảng 80 - 85% năm 2050.
+ Tiết kiệm năng lượng khoảng 8 - 10% vào năm 2030 và khoảng 15 - 20% vào năm 2050 so với kịch bản phát triển bình thường.
+ Mức thải khí nhà kính khoảng 399 - 449 triệu tấn năm 2030 và khoảng 101 triệu tấn vào năm 2050. Mục tiêu cắt giảm khí nhà kính 17 - 26% vào năm 2030 khoảng 90% vào năm 2050 so với kịch bản phát triển bình thường. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.
- Về phát triển ngành công nghiệp năng lượng:
+ Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước.
Sản lượng khai thác dầu thô giai đoạn 2021 - 2030 đạt 6,0 - 9,5 triệu tấn/năm. Định hướng giai đoạn 2031 - 2050 đạt 7,0 - 9,0 triệu tấn/năm.

Sản lượng khai thác khí tự nhiên giai đoạn 2021 - 2030 đạt 5,5 - 15 tỷ m3/năm. Định hướng giai đoạn 2031 - 2050 đạt 10 -15 tỷ m3/năm.
Sản lượng khai thác than giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 41 - 47 triệu tấn than thương phẩm/năm. Định hướng giai đoạn 2031 - 2050, khoảng 39 triệu tấn than thương phẩm vào năm 2045, khoảng 33 triệu tấn than thương phẩm vào năm 2050. Phấn đấu trước năm 2040 đưa vào vận hành thử nghiệm khai thác tại Bể than sông Hồng và tiến tới khai thác quy mô công nghiệp trước năm 2050 (nếu thử nghiệm thành công).
+ Tập trung phát triển ngành công nghiệp năng lượng hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp năng lượng sạch và xuất khẩu năng lượng tái tạo của khu vực, hình thành và phát triển các trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế:
Phấn đấu đến 2030, hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng sạch bao gồm sản xuất và sử dụng năng lượng, công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, chế biến dầu khí, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan tại Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi.
Phát triển sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất sản xuất hydro xanh khoảng 100 - 200 nghìn tấn/năm. Định hướng đến năm 2050 quy mô công suất sản xuất hydro xanh khoảng 10-20 triệu tấn/năm.
Chi tiết Quyết định 893/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 26/7/2023.
  1. Nội dung thực hiện Đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân
Ngày 25/7/2023, Bộ Công thương ban hành Quyết định 1907/QĐ-BCT về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 977/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.
Theo đó, nội dung thực hiện Đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân bao gồm:
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân, doanh nghiệp.
Nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân, doanh nghiệp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phương tiện thông tin đại chúng; tạo điều kiện giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận các chính sách pháp luật dễ dàng, thuận lợi.
Quán triệt, thông tin, truyền thông thường xuyên, liên tục bằng các hình thức phù hợp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội; hình thành thói quen tự tìm hiểu pháp luật của người dân và doanh nghiệp.
- Quán triệt đến các công chức của đơn vị thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động nâng cao nhận thức, tinh thần tự học tập để nâng cao kiến thức về pháp luật; kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến người dân; tích cực tham gia công tác bồi dưỡng, tập huấn, cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ, thi tìm hiểu pháp luật... do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
- Rà soát, bảo đảm điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các thông tin pháp luật trong ngành Công Thương, thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, nhất là trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch các nội dung trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; trao đổi, đối thoại.
- Chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành để phục vụ việc xây dựng Thông cáo báo chí theo đúng thời hạn và yêu cầu tại Thông tư 07/2021/TT-BTP và Điều 36 Thông tư 08/2021/TT-BCT .
- Củng cố, nâng cao hiệu quả đường dây nóng và các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, giải đáp, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua, khen thưởng trong việc thi hành pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức trong các hoạt động liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân.
Chi tiết tại Quyết định 1907/QĐ-BCT có hiệu lực từ ngày ký./.
  1. Trình tự thanh tra, kiểm tra tuyển sinh ĐH, CĐ ngành Giáo dục Mầm non
Ngày 28/7/2023, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 3765/BGDĐT-TTr hướng dẫn thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
- Trình tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, các biểu mẫu, biên bản, báo cáo, kết luận thanh tra thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra 2022 và Thông tư 06/2021/TT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra;
- Trình tự thủ tục tiến hành một cuộc kiểm tra và các biểu mẫu, biên bản kiểm tra thực hiện theo quy định về công tác kiểm tra của đơn vị (nếu có), gồm các bước cơ bản sau:
+ Ban hành Quyết định kiểm tra (Mẫu số 01);
+ Xây dựng Kế hoạch tiến hành kiểm tra (Mẫu số 02);
+ Tiến hành kiểm tra theo Kế hoạch đã được phê duyệt. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm, Đoàn kiểm tra lập biên bản ghi nhớ (Mẫu số 03);
+ Kết thúc kiểm tra trực tiếp, Trưởng Đoàn kiểm tra lập Biên bản kiểm tra (Mẫu số 04);
+ Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm tra (Mẫu số 05);
+ Xây dựng thông báo kết quả kiểm tra (nếu có) (Mẫu số 06).
Hồ sơ thanh tra, kiểm tra tuyển sinh ĐH, CĐ ngành Giáo dục Mầm non
- Hồ sơ thanh tra thực hiện theo quy định Điều 49 Thông tư 06/2021/TT-TTCP ;
- Hồ sơ kiểm tra thực hiện theo quy định kiểm tra của đơn vị (nếu có), bao gồm:
+ Quyết định kiểm tra;
+ Kế hoạch tiến hành kiểm tra;
+ Báo cáo của đối tượng kiểm tra, báo cáo giải trình (nếu có);
+ Biên bản kiểm tra, biên bản ghi nhớ (nếu có);
+ Tài liệu minh chứng thu nhận của đối tượng kiểm tra, đối tượng có liên quan;
+ Báo cáo kết quả kiểm tra;
+ Thông báo kết quả kiểm tra (nếu có);
+ Nhật ký đoàn kiểm tra (nếu có).
Chi tiết tại Công văn 3765/BGDĐT-TTr ban hành ngày 28/7/2023.

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
ct muc tieu qg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay31
  • Tháng hiện tại301,694
  • Tổng lượt truy cập10,498,142
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây