Điểm tin văn bản nổi bật tuần 28/2023. ( Từ ngày 03/7 đến ngày 09/7/2023).

Thứ hai - 10/07/2023 13:49

 

Các chức vụ được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 96/2023/QH15 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Theo đó, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
- Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
- Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Chi tiết tại Nghị quyết 96/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023, thay thế Nghị quyết 85/2014/QH13.
2. Mức vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, mức vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
- Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
+ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.300 tỷ đồng Việt Nam.
- Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
+ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm vệ tinh) và bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 450 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP , bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 500 tỷ đồng Việt Nam.
Chi tiết tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023, trừ Điều 33, các điều quy định tại Mục 6 Chương II, các Điều 81, 82, 83, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 93 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023.
3. Trách nhiệm của người tham gia đấu giá khi tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến
Đây là nội dung tại Nghị định 47/2023/NĐ-CP ngày 03/7/2023 sửa đổi Nghị định 62/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu giá tài sản.
Theo đó, tại Nghị định 47/2023/NĐ-CP đã bổ sung Điều 16b vào Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người tham gia đấu giá khi tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến như sau:
- Đảm bảo trang thiết bị khi tham gia đấu giá; chịu trách nhiệm trong trường hợp hệ thống mạng của mình gặp sự cố dẫn đến không thể tham gia đấu giá, trả giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
- Quản lý và bảo mật tài khoản, mật khẩu được cấp. Trường hợp bị mất hoặc phát hiện tài khoản của mình đang bị sử dụng trái phép thì phải thông báo ngay cho tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến khi đăng nhập bằng tài khoản được cấp.
- Tuân thủ quy định của Luật Đấu giá tài sản, quy định khác của pháp luật có liên quan và Quy chế cuộc đấu giá.
Chi tiết tại Nghị định 47/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
4. Nội dung chính của đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án điều tra cơ bản về dầu khí
Nội dung chính của đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án điều tra cơ bản về dầu khí là nội dung tại Nghị định 45/2023/NĐ-CP, hướng dẫn Luật Dầu khí.
Cụ thể, đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án điều tra cơ bản về dầu khí bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Cơ sở pháp lý và luận cứ khoa học của việc lập đề án;
- Khu vực thực hiện điều tra (vị trí địa lý, tọa độ, diện tích điều tra);
- Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực điều tra;
- Cơ sở tài liệu kỹ thuật để lập đề án;
- Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của đề án;
- Phương pháp kỹ thuật và khối lượng công việc dự kiến thực hiện; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế, kỹ thuật (nếu có) dự kiến áp dụng trong thực hiện đề án;
- Dự kiến kết quả sẽ đạt được và sản phẩm sau khi kết thúc đề án;
- Kế hoạch và tiến độ thực hiện;
- Nguồn kinh phí và dự toán chi phí;
- Phương án phối hợp thực hiện với các tổ chức, cá nhân liên quan trong trường hợp đề án điều tra cơ bản về dầu khí được đề xuất thực hiện tại khu vực đã được giao hoặc đang thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
- Nội dung khác (nếu có).
Chi tiết tại Nghị định 45/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Nghị định 95/2015/NĐ-CP./.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay3,543
  • Tháng hiện tại267,580
  • Tổng lượt truy cập9,784,028
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây