Quy định lấy ý kiến về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch TPHCMNgày 10/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 20/2023/QĐ-TTg thí điểm phân cấp phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch TP.HCM,
Theo đó có nội dung lấy ý kiến về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
- Lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực dự kiến điều chỉnh cục bộ và các khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng trực tiếp về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch; lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan đến các nội dung đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch (nếu cần thiết).
- Các ý kiến đóng góp của đại diện cộng đồng dân cư và các cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) phải được tổng hợp, giải trình bằng văn bản.
Các nội dung góp ý phải được phân tích, giải trình đầy đủ, làm cơ sở hoàn chỉnh phương án quy hoạch theo hướng đảm bảo sự phù hợp, có tính khả thi, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và cộng đồng.
Văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến là một thành phần của hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
- Hình thức, thời gian lấy ý kiến:
+ Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu trực tiếp hoặc trực tuyến; tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp.
+ Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn.
Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
+ Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Xây dựng 2014; điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Luật Quy hoạch đô thị 2009.
Chi tiết tại Quyết định 20/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/8/2023.
- Lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch
Bộ TN&MT vừa ban hành Thông tư 06/2023/TT-BTNMT hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.
Theo đó, hướng dẫn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch.
- Chiến lược, quy hoạch phải thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm:
+ Chiến lược khai thác, sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.
+ Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng.
+ Quy hoạch quốc gia.
+ Quy hoạch vùng.
+ Quy hoạch tỉnh.
+ Quy hoạch đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt.
+ Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
- Nội dung lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường.
- Đối với chiến lược, quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập, điều chỉnh trước ngày 01/10/2023 thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt nhiệm vụ lập, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch.
- Đối với chiến lược, quy hoạch đã lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu được phê duyệt trước ngày 01/10/2023, kể từ ngày 01/10/2023 mà điều chỉnh chiến lược, quy hoạch thì phải thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định tại Thông tư 06/2023/TT-BTNMT đối với nội dung điều chỉnh của chiến lược, quy hoạch.
- Đối với chiến lược, quy hoạch chưa lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu được phê duyệt trước ngày 01/10/2023, kể từ ngày 01/10/2023 mà điều chỉnh chiến lược, quy hoạch thì phải thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định tại Thông tư 06/2023/TT-BTNMT .
Chi tiết tại Thông tư 06/2023/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ 01/10/2023.
- Yêu cầu về chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL lĩnh vực VHTTDL
Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông tư 10/2023/TT-BVHTTDL hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, trong đó có quy định về yêu cầu đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL.
Theo đó, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý trong ĐVSNCL như sau:
(i) Yêu cầu về trình độ đào tạo:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí và lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành phụ trách.
- Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
(ii) Yêu cầu về bồi dưỡng, chứng chỉ:
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương (chậm nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm).
- Hiểu biết về công nghệ thông tin và sử dụng một số phần mềm nâng cao, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu.
- Trao đổi, trình bày được những thông tin cơ bản bằng ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số.
- Có kỹ năng lãnh đạo, quản lý và tổ chức công việc khoa học, hiệu quả.
(iii) Yêu cầu về kinh nghiệm:
- Có thời gian từ đủ 02 năm đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ quản lý từ cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và tương đương trở lên.
(iv) Yêu cầu về phẩm chất cá nhân:
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
(v) Các yêu cầu khác:
- Có khả năng tự bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống.
- Có khả năng sáng tạo, tư duy độc lập, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
Chi tiết tại Thông tư 10/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2023.
- Thời gian xác nhận nhập học đại học trực tuyến năm 2023
Ngày 08/8/2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Công văn 3996/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn triển khai công tác tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2023.
Theo đó, có nội dung hướng dẫn về thời gian xác nhận nhập học đại học cho thí sinh trúng tuyển như sau:
- Cơ sở đào tạo thực hiện hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học và tổ chức nhập học cho thí sinh trúng tuyển trong thời gian quy định.
- Tất cả thí sinh đều phải xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống, thời gian từ ngày 22/8 đến trước 17 giờ 00 ngày 06/9/2023.
- Các trường đại học không được phép yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học hoặc nhập học trước ngày 22/8/2023 và không được kết thúc xác nhận nhập học hoặc kết thúc nhập học trước 17 giờ 00 ngày 06/9/2023 (kể cả đối với các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài).
Hướng giải quyết đối với thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định
Theo quy định tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì đối với với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định được giải quyết như sau:
- Trường hợp thí sinh không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh đó từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận;
- Nếu thí sinh ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc trường hợp do thiên tai có xác nhận của UBND cấp huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh được vào học sau;
- Trường hợp do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo phải chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.
Chi tiết tại Công văn 3996/BGDĐT-GDĐH ngày 08/8/2023.
Nguồn tin: Đức Trọng (TH):