14 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước
Tại Quyết định 507/QĐ-BNV ngày 13/7/2023 công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.
Theo đó, Bộ Nội vụ công bố 14 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ, bao gồm:
1. Thủ tục xét tặng Kỷ niệm “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức Nhà nước”.
2. Thủ tục xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp thi đua khen thưởng”.
3. Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp quản lý nhà nước về Tín ngưỡng Tôn giáo”.
4. Thủ tục xét tặng Kỷ niệm “Vì sự nghiệp Văn thư - Lưu trữ”.
5. Thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
6. Thủ tục thẩm tra tài liệu hết giá trị của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử.
7. Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
8. Thủ tục từ chức, xin thôi giữ chức vụ quản lý, xin thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.
9. Thủ tục nghỉ hưu đối với công chức, viên chức.
10. Thủ tục bổ nhiệm vào ngạch viên chức, xếp lương đối với người hoàn thành chế độ tập sự.
11. Thủ tục bổ nhiệm vào ngạch công chức, xếp lương đối với người hoàn thành chế độ tập sự.
12. Thủ tục bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.
13. Thủ tục điều động công chức.
14. Thủ tục biệt phái công chức, viên chức.
Nội dung thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
Theo đó, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ như sau:
- Trình tự thực hiện: Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP .
- Nhận xét, đánh giá cán bộ:
+ Tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức nơi cán bộ công tác để nhận xét, đánh giá đối với cán bộ. Cán bộ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
+ Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp của cán bộ được đánh giá.
+ Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác.
- Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ:
+ Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan quản lý cán bộ tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 90/2020/NĐ-CP và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
+ Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ.
- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ:
+ Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thông báo bằng văn bản cho cán bộ và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác;
+ Quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử...
Chi tiết tại Quyết định 507/QĐ-BNV có hiệu lực từ ngày 13/7/2023.
- Bộ LĐTB&XH đề nghị chi trả mức lương hưu mới đúng quy định
Ngày 13/7/2023, Bộ LĐTB&XH có Công văn 2664/LĐTBXH-BHXH về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Theo đó, các quy định tại Nghị định 42/2023/NĐ-CP và Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH được thực hiện từ ngày 01/7/2023.
Về Công văn 2122/BHXH-CSXH ngày 12/7/2023 về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 42/2023/NĐ-CP , Bộ LĐTB&XH có ý kiến như sau:
- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
“Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó”.
- Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội:
“Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấtnghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật”.
Do vậy, Bộ LĐTB&XH đề nghị BHXH Việt Nam điều chỉnh và chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo đúng quy định tại Nghị định 42/2023/NĐ-CP và Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH , bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của các đối tượng thụ hưởng.
Ngoài ra, tại Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH, Bộ LĐTB&XH hướng dẫn về việc điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/7/2023 như sau:
- Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 với các đối tượng tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP :
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ tháng 7 năm 2023 = Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp tháng 6 năm 2023 x 1,125
- Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 với các đối tượng tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP :
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ tháng 7 năm 2023
= Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp tháng 6 năm 2023 x 1,208
- Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng dưới 2.700.000 đồng/tháng:
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng sau khi được điều chỉnh theo quy định khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH + 300.000 đồng/tháng
- Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/tháng:
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = 3.000.000 đồng/tháng
Chi tiết nội dung tại Công văn 2664/LĐTBXH-BHXH ngày 13/7/2023.
- Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên trung học cơ sở
Ngày 11/7/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2002/QĐ-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.
Theo đó, Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên trung học cơ sở sẽ gồm có 8 chuyên đề được chia thành 03 phần là kiến thức chung, kiến thức về hoạt động nghề nghiệp, đánh giá kết quả bồi dưỡng.
Các chuyên đề của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn giáo viên trung học cơ sở như sau:
-
Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông
+ Những vấn đề chung của quản lý nhà nước (QLNN) về giáo dục phổ thông (GDPT);
+ Phân cấp QLNN về GDPT;
+ Thực thi QLNN về GDPT.
-
Chuyên đề 2: Xu thế phát triển GDPT trên thế giới, chiến lược phát triển GDPT của Việt Nam
+ Bối cảnh, xu thế GDPT và những thách thức đối với GDPT ở Việt Nam hiện nay;
+ Quan điểm và định hướng chiến lược phát triển GDPT của Việt Nam;
+ Các yêu cầu đảm bảo phát triển GDPT của Việt Nam.
-
Chuyên đề 3: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ GVPT
+ Các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan công tác phát triển đội ngũ GVPT;
+ Quy định hiện hành liên quan đến đội ngũ GVPT;
+ Một số kỹ năng cần thiết trong thực thi VBQPPL.
-
Chuyên đề 4: Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS
+ Một số vấn đề chung về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS;
+ Một số yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS;
+ Đánh giá, tự đánh giá và phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS.
-
Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục THCS
+ Những vấn đề chung về hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục THCS;
+ Các mô hình, quy trình hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn;
+ Một số kỹ năng hỗ trợ, thúc đẩy đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục THCS;
+ Lập kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục THCS.
-
Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học (NCKH), ứng dụng kết quả NCKH trong giáo dục học sinh THCS
+ Năng lực tự học của giáo viên THCS;
+ Năng lực NCKH, ứng dụng kết quả NCKH trong giáo dục học sinh THCS.
-
Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh THCS
+ Chuyển đổi số trong giáo dục THCS;
+ Các năng lực chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên;
+ Kiến thức, kĩ năng CNTT để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục cho học sinh THCS.
-
Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên THCS
+ Những thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên;
+ Biểu hiện và cấu trúc của năng lực thích ứng;
+ Các hoạt động phát triển năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên THCS.
Đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở
Theo đó, học viên sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở và được đánh giá đạt yêu cầu nếu như đáp ứng các tiêu chí sau:
- Tham gia đầy đủ các buổi học tập theo quy định của chương trình;
- Làm bài đánh giá kết quả bồi dưỡng và đạt từ 05 (năm) điểm trở lên;
- Tuân thủ các quy định về bồi dưỡng viên chức và nội quy học tập của cơ sở bồi dưỡng.
Nếu như học viên có bài kiểm tra hoặc bài thu hoạch hoặc bài tiểu luận dưới 05 (năm) điểm thì được làm lại.
Cơ sở bồi dưỡng cần phải quy định cụ thể đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu để cấp chứng chỉ bồi dưỡng trong nội quy bồi dưỡng.
Chi tiết tại Quyết định 2002/QĐ-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 11/7/2023.
Nguồn tin: Đức Trọng (TH):