Khẩn trương thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh H5N1 trên địa bàn huyện.

Thứ sáu - 03/12/2021 10:30

Như tin đã đưa, tính đến ngày 27/11/2021 dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện tại 2 thôn của xã Long Bình, đã tiêu hủy 20.500 con gia cầm với tổng trọng lượng 53.850kg. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Riềng đã khẩn trương tạm ứng từ Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Bình Phước, 30 nghìn liều vắc xin Cúm A H5N1. Ngay sau đó đã phân bổ và tiêm 12 nghìn liều vắcxin tại xã Long Bình để bao vây, dập dịch. Số còn lại sẽ phân bổ về các xã lân cận có nguy cơ cao.
Trước tình hình dịch cúm A H5N1 có nhiều diễn biến phức tạp, UBND huyện Phú Riềng vừa ban hành công văn số 1790 về việc khẩn trương thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn huyện.
Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:  Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan, ƯBND các xã thuộc vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp tổ chức triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn huyện theo Kế hoạch số 35 ngày 26/01/2021 của ƯBND huyện Phú Riềng về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn huyện Phú Riềng giai đoạn 2021-2025; và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn các cấp. Chủ động tham mưu UBND huyện chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn huyện theo quy định.
Phối hợp Trung tâm Y tế huyện trong việc hướng dẫn ƯBND các xã giám sát và phòng chống các bệnh động vật lây sang người theo Thông tư liên tịch số 16, năm 2013 của liên Bộ: Y tế - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phối hợp phòng chống bệnh truyền lây từ động vật sang người;
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện: Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan và ƯBND các xã tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn huyện; Tăng cường tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng chống dịch bệnh động vật để người dân chủ động tự bảo vệ đàn gia cầm. Triển khai thực hiện các biện pháp giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời xử lý không để lây lan ra diện rộng; điều tra, thống kê các số liệu về chăn nuôi để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh; triển khai công tác tiêm phòng; vệ sinh, tiêu độc khử trùng, chống dịch; kiểm soát giết mổ, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí tiêm phòng cho gia cầm khỏe mạnh tại các thôn nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia cầm mẫn cảm tại các thôn chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch; Tổ chức tiếp nhận vắc xin, hoá chất, vật tư, bảo hộ lao động từ các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; tiến hành phân bổ về các xã theo đăng ký nhằm phục vụ có hiệu quả cho công tác phòng chống dịch Cúm gia cầm;
Trung tâm Y tế huyện: Phối họp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn phòng, chống các bệnh động vật lây sang người theo Thông tư liên tịch số 16 năm 2013 của liên Bộ: Y tế - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện trong việc điêu tra dịch tễ khi phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.
ƯBND các xã: Phối họp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầrn theo Kế hoạch số 35, ngày 26/01/2021 của ƯBND huyện Phú Riềng về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn huyện Phú Riềng giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 36, ngày 09/03/2021 của ƯBND huyện về phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện năm 2021 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn các cấp;
Đối với ƯBND xã Long Bình: Tập trung các nguồn lực và bố trí kinh phí để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp xử lý dứt điểm ổ dịch trên địa bàn xã. Tổ chức kiểm soát, cách ly đàn gia cầm bị bệnh; không để gia cầm bi bệnh được vận chuyển ra khỏi địa bàn xã. Tổ chức tiêu hủy gia cầm bị bệnh nặng chết do bệnh Cúm gia cầm dưới sự giám sát, hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện. Tạm dừng việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm của gia cầm ra, vào địa bàn xã. Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, kinh doanh gia cầm và tiêu thụ sản phẩm của gia cầm trên địa bàn xã.
Chỉ đạo các đơn vị, đoàn thể, tổ chức xã hội, thôn, ấp tổ chức thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức về công tác phong chống bệnh Cúm gia cầm.
Chỉ đạo cán bộ chuyên môn thực hiện công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt công tác giám sát, phát hiện và xử lý dịch; Quản lý chặt chẽ số lượng các hộ chăn nuôi, số lượng gia cầm trên địa bàn quản lý. Báo cáo kết quả rà soát, thống kê về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện. Bám sát chỉ đạo của ƯBND huyện và hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện kịp thời triển khai các công tác phòng chống Cúm gia cầm trên địa bàn quản lý; Đăng ký nhu cầu về vắc xin và hóa chất sát trùng môi trường chăn nuôi về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để được hỗ trợ theo quy định. Báo cáo tình hình dịch bệnh, công tác triển khai phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn xã hàng ngày theo đúng quy định./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
ct muc tieu qg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,899
  • Tháng hiện tại303,562
  • Tổng lượt truy cập10,500,010
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây