Điểm tin văn bản mới nổi bật tuần 48 Năm 2022 (Từ ngày 21/11 đến ngày 27/11/2022):

Thứ hai - 28/11/2022 14:21
  1. Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Kết luận 45-KL/TW về Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, một trong những nguyên tắc, quan điểm quan trọng trong việc xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Không gian phát triển quốc gia được tổ chức khoa học, thống nhất trên cả nước, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng trên cơ sở 6 vùng kinh tế - xã hội và khai thác lợi thế của từng địa phương trong vùng và toàn vùng;
- Huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Phát triển có trọng tâm vào địa bàn có điều kiện thuận lợi về địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực và các lợi thế khác cho phát triển để hình thành vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng.
- Quy hoạch tổng thể quốc gia phải bảo đảm tính khả thi, tính kết nối cho các giai đoạn tiếp theo phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của nền kinh tế.
Chi tiết tại Kết luận 45-KL/TW./.
  1. Kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức, viên chức
Đây là nội dung tại Nghị quyết 76/2022/QH15 được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật 05 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên.
(Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật là 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 05 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên).
Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Giao Chính phủ hướng dẫn quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất; khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, bảo đảm đồng bộ với quy định của Đảng.
Ngoài ra, tại Kỳ họp, Quốc hội thông qua 6 Luật, 13 Nghị quyết và cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý và điều chỉnh thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật khác.
Đồng ý bổ sung thông tin “nơi sinh” vào hộ chiếu cấp cho công dân Việt Nam.
Chi tiết tại Nghị quyết 76/2022/QH15.
  1. Thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt
Thủ tướng vừa có Chỉ thị 21/CT-TTg về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.
Theo đó, để tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội chi trả không dùng tiền mặt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu, triển khai Phần mềm quản lý công dân thuộc diện được hỗ trợ chính sách an sinh xã hội của Nhà nước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử, hoàn thành trong năm 2022.
-  Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống thu thập, cập nhật thông tin về tài khoản của công dân trên nền tảng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử;
Kết nối, đồng bộ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu của Bộ LĐ-TB &XH, các đơn vị liên quan để hỗ trợ thực thi chính sách về an sinh xã hội.
- Xác thực thông tin về đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội theo đề nghị của Bộ LĐ-TB&XH.
- Bộ Công an, Bộ LĐ-TB&XH khẩn trương thực hiện việc kết nối, đồng bộ dữ liệu về an sinh xã hội đảm bảo theo lộ trình của Đề án 06.
- Chỉ đạo lực lượng Công an các địa phương phối hợp với cơ quan lao động ở địa phương rà soát, đối chiếu, xác thực thông tin về các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn phục vụ công tác chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt, hoàn thành trong năm 2022.
Chi tiết tại Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 25/11/2022.
  1. Ứng dụng CNTT trong phối hợp kiểm soát tài sản, thu nhập cán bộ
Ủy ban Kiêm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW về thực hiện một số điều của Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
Theo đó, hướng dẫn việc ứng dụng CNTT trong phối hợp kiểm soát tài sản, thu nhập cán bộ như sau:
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương có trách nhiệm tham mưu xây dựng Phần mềm quản lý, khai thác bản kê khai tài sản, thu nhập phục vụ cho nhiệm vụ kiểm soát tài sản, thu nhập để thực hiện thống nhất trong Ngành kiểm tra Đảng.
Trong thời gian chưa có Phần mềm đưa vào sử dụng, đơn vị thực hiện việc tiếp nhận, quản lý và xử lý thông tin kê khai tài sản, thu nhập và lưu trữ theo quy định.
Ngoài ra, hướng dẫn về thông tin, báo cáo về kiểm soát tài sản, thu nhập như sau:
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tổng hợp kết quả kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập hằng năm, báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp và Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cấp trên theo quy định về chế độ báo cáo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của đối tượng có nghĩa vụ kê khai đang quản lý (bao gồm cả bản kê khai chi tiết) cho đoàn (tố) kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập và Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cấp trên khi được yêu cầu.
Chi tiết tại Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW./.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
ct muc tieu qg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay9,351
  • Tháng hiện tại220,270
  • Tổng lượt truy cập10,127,287
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây