Điểm tin văn bản nổi bật tuần 53/2022. ( Từ ngày 26/12 đến ngày 01/1/2023).

Thứ ba - 03/01/2023 23:04
  1. Định hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh thành Trung tâm Tài chính quốc tế
Ngày 30/12/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, việc định hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh thành Trung tâm Tài chính quốc tế thực hiện như sau:
- Ban hành chính sách thúc đẩy hình thành và phát triển Trung tâm Tài chính quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh;
- Cho thí điểm cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với công nghệ trong lĩnh vực tài chính và chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào Trung tâm Tài chính quốc tế.
- Thí điểm chính sách mang tính đột phá để Thành phố chủ động huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển.
- Giữ tỉ lệ điều tiết ngân sách Thành phố theo mức hiện nay đến hết năm 2025 và tiếp tục giữ ở mức không thấp hơn trong các năm tiếp theo.
- Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á.
- Tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8 - 8,5%/năm;
- GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD; kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.
Chi tiết tại  Nghị quyết 31-NQ/TW ngày 30/12/2022.
  1. Các công việc thực hiện hợp đồng trong cơ quan hành chính
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính thay thế cho Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 và Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 03/7/2020.
Theo đó, các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính (CQHC), đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) sau đây sẽ thực hiện ký kết, áp dụng chế độ, chính sách theo pháp luật lao động, dân sự và các quy định khác có liên quan:
- Lái xe, bảo vệ (trừ bảo vệ tại các cơ quan, đơn vị như Văn phòng TW Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ …);
- Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Các công việc, hỗ trợ phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ phục vụ trong CQHC và ĐVSNCL không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, còn thực hiện hợp đồng với các vị trí công việc hỗ trợ, phục vụ trong CQHC thực hiện quản lý, chính sách như công chức và các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong ĐVSNCL.
Nghị định 111/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/02/2023 và Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 7 Nghị định 06/2013/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực từ ngày này./.
  1. Hướng dẫn thực hiện quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao vừa ban hành Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo đó, hướng dẫn cách xác định “thiệt hại thực tế” và nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể, “Thiệt hại thực tế” là thiệt hại đã xảy ra theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02, được tính thành tiền tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Trong đó bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần như sau:
- Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoăc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh sự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp khác bị xâm phạm.
- Còn thiệt hại tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù cấp tổn thất đó.
Thiệt hại phát sinh sau thời điểm giải quyết bồi thường lần đầu được xác định tại thời điểm giải quyết bồi thường lần tiếp theo nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại.
Xem chi tiết tại Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và thay thế Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP./.
  1. Tỷ lệ phân chia thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu năm 2023
Nội dung đề cập tại Thông tư 78/2022/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 26/12/2022.
Theo đó, phân chia thuế bảo vệ môi trường với sản phẩm xăng, dầu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo Luật NSNN với năm 2023 và ổn định cho giai đoạn 2023-2025 trên cơ sở sản lượng xăng, dầu trong nước sản xuất, bán ra so với tổng sản lượng xăng, dầu tiêu thụ trên thị trường, cụ thể:
- 60% thực hiện phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- 40% còn lại thực hiện điều tiết 100% về ngân sách trung ương.
(Trong khi năm 2022, theo Thông tư 122/2021/TT-BTC thì 48% số thu thuế bảo vệ môi trường là khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; 52% số thu thuế bảo vệ môi trường điều tiết 100% số thu về ngân sách trung ương.
Mức thuế bảo vệ môi trường với xăng trong năm 2022 đã được điều chỉnh như sau:
- Từ 01/01/2022 – 31/3/2022: 4.000 đồng/lít;
- Từ 01/4/2022 – 10/7/2022: 2.000 đồng/lít;
- Từ 11/7/2022 – 31/12/2022: 1.000 đồng/lít.)
Chi tiết tại Thông tư 78/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 09/02/2023.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
ct muc tieu qg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay1,901
  • Tháng hiện tại212,820
  • Tổng lượt truy cập10,119,837
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây