Bàn về hai chữ “Trách nhiệm” đối với người cán bộ, đảng viên, công chức

Thứ năm - 25/08/2016 20:58 188
Trong cuộc sống và làm việc, nếu thiếu đi hai chữ “Trách nhiệm” thì rất nhiều việc sai lầm cứ nối tiếp diễn ra, sẽ gây tổn thương, thiệt hại rất nhiều. Vậy, đặt ra vấn đề mỗi người hãy sống và làm việc cần phải có trách nhiệm.
Sống có trách nhiệm: Trách nhiệm với chính mình, với những người xung quanh, với những việc mình làm, với những gì mình nói. 
Sống có trách nhiệm với chính mình, với cuộc đời của chính mình, đừng bao giờ để những người xung quanh phải ghét bỏ bởi lối sống buông thả, vô trách nhiệm. Khi có ý thức phải chịu trách nhiệm, bản thân sẽ mạnh mẽ hơn, chín chắn hơn cũng như kiên cường hơn, vượt qua khó khăn trong cuộc đời. Tự chịu trách nhiệm cho những lời mình nói, chú ý về ý nghĩa của những lời mình nói. Cân nhắc  lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để không làm tổn thương ai đó, sau lại phải ân hận!

Sống có trách nhiệm với người thân, bạn bè, với những người xung quanh, không bỏ mặc, vô tâm với đau khổ, mất mát của họ. Trách nhiệm là chất gắn kết các mối quan hệ trong cuộc sống xã hội với nhau.
Sống có trách nhiệm thì bản thân, những người thân và người xung quanh sẽ có được hạnh phúc.

Làm việc có trách nhiệm: Bất cứ công việc gì cũng cần phải có trách nhiệm, hãy làm hết sức mình, làm thật tốt những gì người khác giao cho, đừng làm qua loa, đừng làm chỉ để mà làm. Hãy luôn xác định “công việc là của mình” tất sẽ có ý thức trách nhiệm. Hãy nghĩ đã làm được gì, làm việc thật lòng, không nói nhiều, đừng sợ người khác không biết. Người như vậy ai cũng cảm mến, mọi cố gắng chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Với người cán bộ, đảng viên, công chức, hai từ TRÁCH NHIỆM, nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần dám chịu trách nhiệm của cán bộ, công chức là phẩm chất đạo đức, là lòng tự trọng, giá trị của mỗi người. Những bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức công dân, về ý thức trách nhiệm đối với dân, với nước vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay. Theo Người, “khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, đều phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, làm một cách tự giác, theo lương tâm, lương tri, theo nhu cầu nội tâm của cá nhân mình”. 

Bàn về ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, trước hết phải nói đến trách nhiệm của người đứng đầu mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cơ quan, đơn vị.  Bởi vì, hơn ai hết, họ là những “người cầm trịch”, “đứng mũi chịu sào”, được giao trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành.  Người đứng đầu cơ quan, đơn vị không những chịu trách nhiệm về những sai lầm, khuyết điểm của bản thân mà còn phải chịu trách nhiệm về những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, công chức thuộc quyền khi thi hành nhiệm vụ.  Người đứng đầu phải phân công chức trách, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng cán bộ, công chức. Tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm, thiếu sót trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức dưới quyền, tránh tình trạng quan liêu, bê bối, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình quản lý.

Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, trì trệ, làm qua loa, đại khái dẫn đến những sai sót, ý thức kỷ luật kém; làm việc riêng, đi muộn, về sớm, chơi games trong giờ làm việc, ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác và tác phong, uy tín của cán bộ, đảng viên, công chức.

Thiết nghĩ, để trở thành một người cán bộ, đảng viên, công chức tốt, được mọi người tin tưởng, quý trọng thì mỗi người cán bộ chúng ta hãy tự xây dựng cho mình thói quen sống và làm việc có trách nhiệm.

Tác giả bài viết: Lưu Thị phúc - Ban Tuyên giáo HU Phú Riềng
Nguồn tin: baochinhphu.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay144
  • Tháng hiện tại169,536
  • Tổng lượt truy cập3,257,681
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây