Người dân cần chủ động phòng chống dịch bệnh Dại chó, mèo.

Chủ nhật - 28/07/2024 17:27
Ngày 22/7/2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện nhận được tin xuất hiện hiện tượng chó lạ đến cắn đàn chó của hộ ông Lầu Sỳ Nịp cư ngụ tại thôn 5, xã Long Bình có các biểu hiện, triệu chứng của bệnh Dại. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp với Chi cục chăn nuôi Thú y tỉnh và UBND xã Long Bình tiến hành xác minh và làm việc với chủ hộ chăn nuôi, ghi nhận tình hình và hiện trạng đàn chó. Theo khai báo chủ hộ, đàn gồm 26 con chó lạ đến cắn nhau với 5 con những con còn lại tiếp súc gần, qua đó, Chi cục chăn nuôi Thú y tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm.
Đến ngày 23/7/2024, Chi cục Thú y vùng VI ban hành Thông báo số 24-1839/TYV6-TH thông báo kết quả xét nnhiệm phát hiện vi rút gây bệnh Dại trong mẫu xét nghiệm bệnh phẩm tại hộ ông Lầu Sỳ Nịp. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh dại chó mèo, đồng thời khoanh vùng toàn bộ chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi, lối ra vào ổ dịch và hố xử lý chó mắc bệnh đã được phun hóa chất và rải vôi bột tiêu độc, khử trùng theo quy định.
Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người, do vi rút Dại gây ra và xâm nhập vào cơ thể gây phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Thời gian ủ bệnh động vật kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác. Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.
Hướng dẫn trẻ cách phòng tránh chó cắn (nguồn: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương – Bộ Y tế). 

Vi rút Dại xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở. Để bảo vệ đàn vật nuôi và sức khỏe cộng đồng; cần phải thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh Dại,như sau:
1. Đối với chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện nghiêm các biện pháp:
- Phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với Ủy ban nhân dân .
  - Phải chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo định kỳ hằng năm; chủ động liên hệ với nhân viên Thú y, cơ sở dịch vụ thú y để tiêm vắc xin dại hàng năm và có giấy chứng nhận tiêm phòng cho chó nuôi.
  - Phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt.
- Thường xuyên theo dõi, giám sát chó nuôi của gia đình, khi phát hiện con vật có biểu hiện nghi mắc bệnh dại như vô cớ cắn, cào người hoặc tấn công động vật khác phải nhanh chóng cách ly, xích nhốt an toàn và báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất để xử lý kịp thời.
  2. Khi người bị chó, mèo cào, cắn:
- Cần nhanh chóng xối, rửa ngay vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay cơ sở y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại. 
- Trẻ em bị chó, mèo cắn cần báo cho cha mẹ, người thân biết để xử lí kịp thời.
Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, hãy tích cực chung tay phòng, chống bệnh Dại.

Nguồn tin: Nguyễn Xuân Luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
ct muc tieu qg
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay2,662
  • Tháng hiện tại260,219
  • Tổng lượt truy cập10,167,236
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây