Điểm tin văn bản mới nổi bật tuần 39 Năm 2022 (Từ ngày 19/9 đến ngày 25/9/2022):

Thứ hai - 26/09/2022 21:43 81
  1. Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý giá thuốc, vật tư y tế
Đây là nội dung tại Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,…theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đơn cử như:
- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
+ Tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác, không để “dịch chồng dịch”; Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
+ Tăng cường quản lý giá thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, chống đầu cơ, tăng giá, tham nhũng, tiêu cực,…
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, hiệu quả.
- Bộ Xây dựng chủ trì, khẩn trương hoàn thiện để trình Quốc hội Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để tạo khung pháp lý, tăng cường hiệu quả quản lý thị trường bất động sản.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình cấp có thẩm quyền theo quy định…
Chi tiết tại Chỉ thị 15/CT-TTg./.
  1. Chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT giai đoạn 2022-2024
Thủ tướng ban hành Quyết định 19/2022/QĐ-TTg ngày 22/9/2022 về chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT giai đoạn 2022-2024.
Theo đó, mức chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT giai đoạn 2022-2024 như sau:
- Mức chi phí quản lý BHXH (bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), BHTN thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 09/2021/UBTVQH15.
- Mức chi phí quản lý BHYT bình quân tối đa 3,5% tiền đóng BHYT, được trích từ quỹ BHYT, trong đó: năm 2022 tối đa 3,55%, năm 2023 tối đa 3,5% và năm 2024 tối đa 3,45%.
Dự toán chi phí quản lý BHYT hằng năm được xác định theo mức chi phí tính trên dự toán thu tiền đóng BHYT hằng năm.
- Các đơn vị thực hiện sử dụng và quyết toán chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT được giao hằng năm theo chế độ quy định.
Phần chênh lệch giữa chi phí quản lý quyết toán trong phạm vi dự toán được giao và chi phí quản lý theo tỷ lệ tính trên số thực thu, thực chi được trừ vào dự toán chi phí quản lý năm sau.
Trường hợp trong năm, BHXH Việt Nam dự kiến số thu tiền đóng BHYT cao hơn dự toán dẫn đến phát sinh tăng lớn chi phí quản lý thì phải có văn bản gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng bổ sung dự toán chi phí quản lý BHYT, nhưng không vượt quá tỷ lệ chi phí quản lý được trích tính trên số thu tiền đóng BHYT trong năm.
Quyết định 19/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/11/2022.
  1. Xác định mức đảm bảo chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP.
Theo đó, hướng dẫn xác định mức đảm bảo chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp như sau:
Mức tự đảm bảo chi thường xuyên = (A / B) x 100%
Trong đó:
- A là tổng các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính theo Điều 10, khoản 1, điểm a Nghị định 60/2021/NĐ-CP .
- B là tổng các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính theo Điều 10, khoản 1, điểm b Nghị định 60/2021/NĐ-CP .
Ngoài ra, Thông tư 56/2022/TT-BTC giải thích thêm nội dung:
- Các khoản thu chi theo quy định trên được tính trên cơ sở dự toán thu, chi tại năm kế hoạch xây dựng phương án tự chủ tài chính, có xét đến yếu tố biến động do thay đổi chính sách, chế độ của Nhà nước, khả năng chi trả của các đối tượng thụ hưởng, tác động khách quan do thiên tai, dịch bệnh và các biến động kinh tế - xã hội bất thường khác.
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu báo cáo và dự kiến về yếu tố do thay đổi chính sách, chế độ của Nhà nước, thiên tai, dịch bệnh và điều kiện kinh tế - xã hội.
Chi tiết tại Thông tư 56/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/11/2022.
  1. Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững
Ngày 20/9/2022, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo đó nội dung kế hoạch hằng năm được chi tiết như sau:
- Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 năm trước đối với kế hoạch năm (bao gồm kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ; tình hình huy động, phân bổ và quản lý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác);
- Bối cảnh, dự báo những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Bộ, ngành, địa phương trong kỳ kế hoạch;
- Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 của kỳ kế hoạch;
- Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo hoạt động thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1;
- Các giải pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch;
- Giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch thực hiện Chương trình và Tiểu dự án 1 được xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT .
Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
  1. Địa điểm triển khai thực hiện dự án dược liệu quý
Ngày 22/9/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 10/2022/TT-BYT về việc hướng dẫn triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo đó, địa điểm triển khai thực hiện dự án dược liệu quý phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Là huyện có xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
- Là huyện vùng dân tộc thiểu số và miền núi có ít nhất 50% tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số.
- Có tiềm năng phát triển các loại dược liệu quý có giá trị y tế và kinh tế cao.
- Đối với các dự án có đề xuất triển khai trồng, phát triển Sâm Việt Nam cần có độ cao từ 1.000 mét trở lên so với mực nước biển.
Thông tư 10/2022/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay1,024
  • Tháng hiện tại166,464
  • Tổng lượt truy cập3,027,464
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây