Điểm tin văn bản mới nổi bật tuần 21 Năm 2022 (Từ ngày 16/5 đến ngày 22/5/2022):

Thứ tư - 25/05/2022 17:58 83
  1. Xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đất rừng trái pháp luật
Ngày 18/5/2022, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 05/CT-TTg tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công An triển khai các nội dung sau:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, nhất là trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
- Chỉ đạo hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý nghiêm các vụ án hình sự trong lĩnh vực lâm nghiệp đặc biệt là các hành vi hủy hoại rừng.
Ngoài ra, cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tiếp tục tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao đời sống, thu nhập người làm nghề rừng;
Huy động các nguồn lực hợp pháp để đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp, tiêu thụ nông, lâm sản tại các tỉnh nhằm giảm áp lực lên rừng.
- Phối hợp với cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng có quy mô lớn, phức tạp.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo hiệu quả.
Chi tiết tại Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 18/5/2022.
  1. Giải pháp cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
Nội dung này được đề cập tại Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
- Rà soát, đề xuất hoàn thiện, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các quy định về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam;
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư, bao gồm bảo vệ các sinh cảnh, tuyến di cư xuyên biên giới và điểm dừng chân của chúng;
- Phối hợp với các quốc gia, tổ chức quốc tế liên quan tăng cường bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư và đường bay xuyên biên giới, các vùng chim di cư quan trọng và điểm dừng chân của chúng tại Việt Nam;
Phối hợp với các tổ chức quốc tế thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát các đường bay quan trọng của các loài chim di cư.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hiệu quả Chỉ thị này.
Chi tiết tại Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022.
  1. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
Ngày 17/5/2022, Bộ Y tế ban hành Công điện 665/CĐ-BYT về việc triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi, trong đó, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Để sử dụng hiệu quả vắc xin COVID-19, tăng tỷ lệ bao phủ mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và diện bao phủ cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi:
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đảm bảo an toàn, hiệu quả và hoàn thành việc tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đồng thời, tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo hoàn thành trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo 114/TB-VPCP ngày 15/4/2022.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông về chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19; thực hiện “di từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để đảm bảo không bỏ sót đối tượng tiêm chủng;
Vận động người dân tham gia tiêm chủng kịp thời và đầy đủ để đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Chi tiết tại Công điện 665/CĐ-BYT ngày 17/5/2022.
  1. Những triệu chứng hậu COVID-19 cần liên hệ ngay với nhân viên y tế
Ngày 18/5/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định 1242/QĐ-BYT về Tài liệu Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19.
Theo đó, cần liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm sau đây:
- Thấy khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở.
- Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục.
- Thấy đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực.
- Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói.
- Thấy thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể, và/hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.
Chi tiết tại Quyết định 1242/QĐ-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/5/2022.

Nguồn tin: Đức Trọng (TH):

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Face PR
Hhỏi
CDS
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại202,610
  • Tổng lượt truy cập3,063,610
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây